Hiển thị tất cả 4 kết quả

Cúng cô hồn tháng 7 âm lịch hằng năm từ lâu đã trở thành nghi thức cúng truyền thống không thể thiếu tại Việt Nam. Vậy chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn như thế nào cho đúng tập tục. Chuẩn bị mâm cúng cô hồn đơn giản nhưng đầy đủ lễ vật. Cúng cô hồn đốt mấy cây nhang?

Mâm cúng cô hồn gồm những gì, cúng cô hồn đốt mấy cây nhang?

Cúng cô hồn hay còn gọi là cúng chúng sinh, được cho là có nguồn gốc từ thế giới quan Phật giáo. Phát triển tại Việt Nam từ thời phong kiến với ý nghĩa đầu tiên là cúng phóng sinh cho quỷ Diệm khẩu.

Hiện nay, cúng cô hồn hiểu rộng ra là nghi thức cúng bố thí đồ ăn, thức uống. Cho những cô hồn, vong hồn bị đói khát, bị giam cầm. Chưa được siêu thoát còn bị vướng lại trần thế. Vì vậy mang những ý nghĩa nhân văn, yêu thương, nhân ái cao cả cần được lưu truyền và phát huy.

Nhang cúng cô hồn đốt mấy cây cho đúng?

Nhang, hay có địa phương gọi là hương, là một trong những lễ vật quan trọng. Không thể thiếu trong tục cúng cô hồn truyền thống.

Theo đó, số nhang cắm trong lễ cúng cô hồn bắt buộc phải là số lẻ. Từ 1 – 7 cây.

  • Với những quy mô nhỏ, bạn có thể cắm 1 hoặc 3 cây.
  • Với những quy mô lớn, bạn có thể cắm 5 hoặc 7 cây.

Nhưng nhìn chung, theo tập tục người Việt, việc cắm 7 cây trong bàn cúng cô hồn vẫn là chuẩn nhất. Gia chủ có thể cắm 7 cây nhang tại 1 vị trí hoặc rải ra. Những vị trí khác nhau theo 4 phương đều được.

Mâm lễ vật đầy đủ cho lễ cúng cô hồn gồm những gì?

Tùy vào điều kiện kinh tế cũng như quỹ thời gian cho phép, mỗi gia đình. Có thể chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng cô hồn theo số lượng và chất lượng lễ vật khác nhau. Sao cho trang trọng, lịch sự là được. Về cơ bản, mâm cúng cô hồn truyền thống sẽ bao gồm những lễ vật chính là:

  • Hương cúng cô hồn
  • Đèn cúng cô hồn (nếu không có đèn thì có thể thay thế bằng nến đỏ).
  • 1 đĩa tiền trần lớn: Bao gồm nhiều mệnh giá khác nhau, phải là tiền lẻ và tiền giấy.
  • Vàng mã: 10 bộ
  • Hoa cúng cô hồn: 1 lọ hoa cúc vàng, cắm 7 bông
  • Trái quả cúng cô hồn: Càng đa dạng càng tốt, trong đó nên sắp những trái quả theo chùm như nho, nhãn, vải, dâu da đất, chôm chôm, …
    Nước: 5 chén
  • Giò lụa: 5 – 7 phần
  • 1 tô cháo loãng lớn
  • Bánh kẹo, oản, bỏng, bim bim: Càng đa dạng càng tốt.
  • Ngô, khoai
  • Mía

Bài văn khấn cúng cô hồn, cúng chúng sinh các bác

Cách cắm nhang trong lễ cúng cô hồn

Tùy theo từng địa phương và quy mô cúng cô hồn, gia chủ. Có thể chọn cách cắm hương khác nhau.

Thông thường, đối với những mâm cúng cô hồn nhỏ, cúng cô hồn tại gia. Gia chủ có thể cắm hương trực tiếp lên lễ vật chính (như xôi, gà hay bánh chưng).

Đối với những mâm cúng cô hồn lớn hơn, ví dụ như cũng cô hồn tại các tập thể, công ty, doanh nghiệp, văn phòng. Bạn có thể cắm hương rải rác ra các lễ vật tản về 4 phương.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị 1 bát hương riêng và cắm hương thành bát như các lễ cúng khác. Nếu là hương bát thì nên đặt ở vị trí trung tâm trong bàn cúng cô hồn.

Những lễ vật đặc trưng trong mâm cúng cô hồn

Cũng giống như những mâm cúng tâm linh khác, lễ vật cúng cô hồn. Vẫn đảm bảo đủ các nhóm lễ vật là: Lễ vật cơ bản, lễ vật mặn và lễ vật ngọt. Tuy nhiên trong cách sắp lễ vật lại có một vài điểm khác biệt, đó là gì?

  • Lễ trầu cau: Trầu cau là lễ vật bắt buộc mà mâm lễ cúng tâm linh nào cũng cần có. Tuy nhiên đối với cúng cô hồn, trầu cau thường được sắp theo quy cách đơn giản nhất: Lá trầu để nguyên (không têm cánh phượng) và cau tươi bình thường.
    Về số lượng thì không có quy định khắt khe, tùy vào quy mô mâm cúng. Mà có thể sắp lễ trầu cau cho phù hợp. Nhưng thường sẽ sắp theo số lẻ (1 hoặc 3 lá trầu, quả cau)
  • Lễ trái quả: Trong những mâm lễ truyền thống, mâm lễ trái quả. Thường gặp là lễ ngũ quả tươi, trong đó sẽ bao gồm 5 loại quả theo đặc trưng vùng miền. Ưu tiên đại diện cho ngũ hành trong trời đất. Tuy nhiên trong lễ cúng cô hồn lại ưu tiên về số lượng trái quả hơn. Gia chủ có thể chuẩn bị đa dạng các loại trái quả và sắp chung vào một mâm lễ lớn
  • Lễ bỏng, kẹo: Đây là lễ vật rất đặc trưng của cúng cô hồn. Gia chủ có thể tùy tâm sắp đa dạng các loại bỏng ngô, bỏng bạo, bim bim, bánh kẹo nhỏ, bánh kẹo lớn. Không giới hạn về số lượng và phân loại, càng đa dạng càng tốt.
    Lễ hoa tươi: Riêng đối với cúng cô hồn, hoa tươi nên chọn nhất là hoa cúc đại vàng, cắm theo số lẻ (7 bông là đẹp nhất).
  • Lễ tiền trần: Lễ tiền trần là lễ tiền mà người trần sử dụng. Thực ra trong mâm lễ gia tiên hiện nay. Người ta cũng thường cài thêm tiền trần trong mâm lễ. Tuy nhiên đặc trưng của lễ tiền trần trong mâm cúng cô hồn là rất nhiều tiền lẻ. Chất liệu giấy với các mệnh giá khác nhau, được sắp chung trong 1 đĩa. Khác với các lễ tiền trần khác là chỉ cần 1 – 3 đồng tiền polime mệnh giá lớn
  • Cháo loãng: Cháo loãng cũng là một trong những lễ vật đặc trưng của lễ cúng cô hồn. Gia chủ nên chuẩn bị 1 tô cháo lớn, nấu thật loãng. Và có đặt kèm muỗng múc cháo trong bát. Ngoài ra sẽ sắp chung quanh 7 bát nhỏ sạch và 7 đôi đũa sạch.

Lễ vật sau khi cúng cô hồn có nên ăn hay không?

Theo quan niệm dân gian, lễ vật cúng cô hồn có thể ăn. Tuy nhiên không nên mang vào trong nhà sau khi cúng vì sẽ rước vong, rước ma vào nhà. Để tốt nhất, gia chủ nên đem chia đi xung quanh. Hoặc để trẻ con xung quanh chạy đến và cướp đi.

  • Những lễ vật là tiền trần, gạo, muối, hay cháo loãng. Gia chủ có thể đem rải đường hoặc rải ở những nơi rộng và thoáng.
  • Những lễ vật như vàng mã, gốc hương thì đem đốt và rải tro đi. Như rải các lễ vật tiền trần, gạo, muối và cháo loãng.
  • Hoa cúng cô hồn sau lễ cúng không được đem vào nhà nhưng cũng không vứt vào những nơi ẩm thấp, bẩn thỉu. Tốt nhất là bạn nên đem cài lên 1 cành cây xa nhà.

Hướng dẫn cúng cô hồn đơn giản và chuẩn tập tục nhất

Hướng dẫn chọn ngày cúng cô hồn

Trong dân gian, tục cúng cô hồn sẽ được thực hiện vào tháng 7 âm lịch hằng năm. Trong đó khoảng thời gian cúng chuẩn nhất là các ngày từ ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch đến ngày 14 tháng 7 âm lịch.

Đây được xem là khoảng thời gian Quỷ môn quan mở ra để các vong hồn, cô hồn. Không nơi nương tựa, đói khát, bơ vơ có thể trở về trần thế. Sau thời gian này, quỷ môn quan gần như sẽ đóng lại.

Có nhiều người sẽ thắc mắc tại sao không chọn cúng cô hồn vào mùng 1 tháng 7 hoặc 15 tháng 7. Thực ra nếu gia đình nào thực hiện nghi thức cúng cô hồn vào 2 ngày này cũng không sai.

Tuy nhiên ngày mùng 1 đầu tháng thường được ưu tiên cho các lễ cúng gia tiên. Còn ngày 15/ 7 âm lịch lại trùng vào ngày lễ Vu lan báo hiếu. Cả lễ cúng chúng sinh (cúng cô hồn) và lễ Vu Lan báo hiếu. Đều xuất phát và phổ biến trong giới Tăng ni, Phật tử. Và những người theo thế giới quan Phật giáo. Cho nên người ta thường lựa chọn tách riêng 2 ngày lễ này ra. Để thuận tiện trong việc thực hiện nghi lễ thờ cúng.

Trong thực tế, hầu hết các gia đình bình thường, kể cả những người không chịu ảnh hưởng. Của thế giới quan phật giáo cũng đều đi lễ chùa, khấn Phật vào ngày 1/ 7 và ngày 15/ 7 âm lịch hằng năm. Để cầu mong những điều tốt đẹp, còn sẽ lựa chọn thực hiện nghi thức cúng cô hồn. Vào các ngày từ ngày mùng 2 – ngày 14 âm lịch.

Hướng dẫn đặt bàn cúng cô hồn

Chọn vị trí đặt bàn cúng cũng là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Trong thực tế không phải gia đình nào cũng biết cách chọn vị trí đặt bàn cúng cô hồn, cúng chúng sinh.

Để chuẩn tập tục và đúng lễ nghi nhất, gia đình nên chọn vị trí đặt bàn cúng chúng sinh ngoài phạm vi không gian ở của gia đình, ví dụ như ban công xa, ngoài sân vườn, hoặc ngoài cổng sao cho đây là những vị trí sạch sẽ, thoáng mát nhất.

Bàn cúng nên là bàn gỗ, nên lựa bàn thấp, vừa tầm để trẻ con với được. Vì người ta quan niệm rằng, những thế bàn cao hoặc quá cao sẽ khiến các cô hồn gặp khó khăn khi thụ lễ.

Hướng dẫn cúng cô hồn với các bước đơn giản

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng cô hồn và sắp lên mâm cúng
    • Nếu có điều kiện và thời gian, gia chủ có thể tự chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn và sắp lên mâm cúng theo những nguyên tắc sắp lễ cơ bản như các mâm cúng khác.
    • Ngoài ra, gia chủ có thể tham khảo và đặt dịch vụ cung cấp mâm cúng trên trang Dịch Vụ Đồ Cúng.
  • Bước 2: Chuẩn bị bài văn khấn cúng cô hồn
    • Để khấn chỉn chu nhất, gia chủ nên chuẩn bị sẵn một bài văn khấn bản giấy trên bàn cúng, nhất là đối với những người lần đầu cúng cô hồn.
    • Nếu đã có kinh nghiệm thờ cúng, gia chủ có thể bỏ qua bước này.
  • Bước 3: Đốt nhang cắm lên mâm cúng
    • Đốt nhang theo số lẻ, cắm lên mâm cúng trước khi đọc văn khấn
  • Bước 4: Thực hiện nghi thức cúng cô hồn với 2 khâu: Cúng và bái
  • Bước 5: Đợi lễ
  • Bước 6: Hết lễ, hoàn tất thủ tục cúng cô hồn, hạ lễ và những thủ tục sau lễ cúng cô hồn.

Theo quan niệm truyền thống, lễ hết khi tất cả các thẻ hương đã cháy hết. Gia chủ có thể hạ lễ khỏi bàn cúng.

Tất cả các lễ vật hạ xuống sau khi cúng cô hồn không nên đem vào nhà sử dụng lại.

Hy vọng với bài thông tin này, mỗi bạn đọc đều đã biết cách chuẩn bị nhang cúng cho lễ cúng cô hồn cũng như chuẩn bị lễ vật đầy đủ, chuẩn tập tục nhất. Bạn cũng có thể tham khảo thêm dịch vụ cung cấp mâm cúng trên trang Dịch Vụ Đồ Cúng để chuẩn bị mâm lễ tiết kiệm và hiệu quả hơn nhé.