Hiển thị tất cả 2 kết quả

Dịch Vụ Mâm Cúng Nhà Mới Nhập Trạch Uy Tín Tại TP HCM

Mâm cúng nhập trạch về nhà mới gồm những gì? Lễ cúng nhập trạch về nhà mới là một lễ cúng quan trọng. Được tổ chức khi công trình xây dựng hoàn thành.

Cần chuẩn bị mâm cúng bề nhà mới nhập trạch chu đáo hoàn chỉnh đủ lễ vật. Bởi buổi lễ cúng nhập trạch vào nhà mới là một lễ cúng tâm linh hết sức quan trọng. Khi bất cứ ai muốn chuyển vào nhà mới, nơi ở mới để mong cho cuộc sống tại nhà mới sau này được an bình, thuận lợi.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có sự am hiểu rõ ràng về vấn đề tâm linh. Để mà có sự chuẩn bị chu đáo và đầy đủ cho lễ cúng. Vậy hãy cùng bài viết tìm hiểu rõ hơn về lễ cúng nhập trạch và những vấn đề xoay quanh lễ cúng nhập trạch về nhà mới nhé!

Mâm Cúng Về Nhà Mới, Nhập Trạch Ngon Chất Lượng Đủ Lễ Vật Tại Dịch Vụ Đồ Cúng

Nguồn gốc lễ cúng nhập trạch về nhà mới

Nguyên bản từ “nhập trạch” theo phiên âm tiếng Hán thì “nhập” có nghĩa là vào, còn “trạch” có nghĩa là nhà, do vậy, lễ nhập trạch được chúng ta hiểu là “lễ cúng về nhà mới để ở”. Lễ cúng nhập trạch không chỉ là một phong tục truyền thống của người dân Việt. Mà quan trọng là nó được lưu truyền qua nhiều đời, đánh dấu sự khởi đầu mới. Với một niềm tin và hy vọng về sự thuận lợi mọi bề.

Vì thế nếu việc chuẩn bị lễ cúng nhập trạch không chỉ có sự chu đáo. Mà mọi việc được diễn ra suôn sẻ thì đó mới là dấu hiệu. Mang đến sự tốt lành giúp cho mọi thành viên đều cảm thấy yên tâm và trọn vẹn niềm vui.

Ý nghĩa của lễ nhập trạch, lễ cúng về nhà mới

Từ xưa, ông cha ta vẫn thường có câu nói rằng “trần sao thì âm vậy”. Từ đó, chúng ta có thể hiểu rằng lễ nhập trạch cũng sẽ không có sự khác biệt gì. Về việc chúng ta đăng ký hộ khẩu thường trú với nơi chính quyền địa phương. Mà chúng ta cư trú khi mới chuyển đến.

Tương tự như vậy, thì gia đình cần “đăng ký hộ khẩu” với thần linh cai quản tại mảnh đất bằng lễ cúng tâm linh. Đây không chỉ là việc mới xuất hiện trong những năm gần đây. Mà nó được duy trì và trở thành một thông lệ truyền thống được thế hệ con cháu gìn giữ và thực hiện.

Mặt khác, với quan niệm từ xưa rằng “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Thì ở mỗi một vùng đất hay khu vực mà người dân sinh sống đều có một vị thần linh cai quản.

Vậy nên, cho dù bất cứ ai muốn chuyển đến ở một khu vực mới thì đều cần phải làm lễ cúng nhập trạch về nhà mới. Để làm thủ tục xin phép cũng như là trình báo rõ ràng với quan Thổ Công, Thổ Địa tại đó. Về việc gia đình sắp tới sẽ chuyển đến ở tại ngôi nhà.

Lễ cúng nhập trạch cũng là lời nhờ với Thổ Địa, Thổ Công tại đó che chở, phù hộ cho cuộc sống gia đình. Tại ngôi nhà luôn được bình an, nhờ các vị thần linh đánh đuổi tà ma, yêu mà, quỷ quái ở xung quanh ngôi nhà và mảnh đất.

Ngoài ra, để xin phép cho gia tiên của gia đình được chuyển vào để gia đình thờ cúng. Thì gia đình cũng phải xin phép Thổ Địa, Thổ Công tại đây thông qua lễ cúng nhập trạch.

LỄ VẬT TRONG MÂM CÚNG NHẬP TRẠCH VỀ NHÀ MỚI CỦA DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG

Mâm cúng nhập trạch về nhà mới combo 1 (chay)

Mâm cúng nhập trạch về nhà mới combo 2

Mâm cúng nhập trạch về nhà mới combo 3

✓ Trái cây ngũ quả (01 phần) ✓ Trái cây ngũ quả (01 phần) ✓ Trái cây ngũ quả (01 phần)
✓ Hoa cúc kim cương (01 bó) ✓ Hoa cúc kim cương (01 bó) ✓ Hoa cúc kim cương (01 bó)
✓ Nhang rồng phụng 3 tấc (01 bó) ✓ Nhang rồng phụng 3 tấc (01 bó) ✓ Nhang rồng phụng 3 tấc (01 bó)
✓ Đèn cầy (02 ly) ✓ Đèn cầy (02 ly) ✓ Đèn cầy (02 ly)
✓ Gạo (01 phần) ✓ Gạo (01 phần) ✓ Gạo (01 phần)
✓ Muối (01 phần) ✓ Muối (01 phần) ✓ Muối (01 phần)
✓ Trà (01 phần) ✓ Trà (01 phần) ✓ Trà (01 phần)
✓ Rượu nếp mới (01 chai) ✓ Rượu nếp mới (01 chai) ✓ Rượu nếp mới (01 chai)
✓ Nước cúng (01 chai) ✓ Nước cúng (01 chai) ✓ Nước cúng (01 chai)
✓ Giấy cúng về nhà mới (01 bộ) ✓ Giấy cúng khai trương (01 bộ) ✓ Giấy cúng khai trương (01 bộ)
✓ Bánh kẹo (01 phần) ✓ Bánh kẹo (01 phần) ✓ Bánh kẹo (01 phần)
✓ Chum sứ (03 cái) ✓ Chum sứ (03 cái) ✓ Chum sứ (03 cái)
✓ Lư xông trầm sứ (01 cái) ✓ Lư xông trầm sứ (01 cái) ✓ Lư xông trầm sứ (01 cái)
✓ Trầm hộp (01 hộp) ✓ Trầm hộp (01 hộp) ✓ Trầm hộp (01 hộp)
✓ Trầu cau (01 phần) ✓ Trầu cau (01 phần) ✓ Trầu cau (01 phần)
✓ Chè trôi nước (05 phần) ✓ Chè trôi nước (05 phần) ✓ Chè trôi nước (05 phần)
✓ Xôi gấc đậu xanh (05 phần) ✓ Xôi gấc đậu xanh (05 phần) ✓ Xôi gấc đậu xanh (05 phần)
✓ Cháo trắng (05 phần) ✓ Cháo trắng (05 phần) ✓ Cháo trắng (05 phần)
✓ Tam sên (01 bộ gồm thịt luộc, tôm, trứng) ✓ Tam sên (01 bộ gồm thịt luộc, tôm, trứng) ✓ Tam sên (01 bộ gồm thịt luộc, tôm, trứng)
✓ Gà luộc (01 con kèm cháo, gỏi) ✓ Gà luộc (01 con kèm cháo, gỏi) ✓ Gà luộc (01 con kèm cháo, gỏi)
✓ Heo quay miếng (01 phần) ✓ Heo sữa quay (01 con)
✓ Bánh hỏi hoặc bánh mì (01 đĩa) ✓ Bánh hỏi hoặc bánh mì (01 đĩa)
✓ Bia Tiger (05 lon)
✓ Nước ngọt (05 lon)

Mẫu bài cúng nhập trạch, văn cúng về nhà mới chuẩn

Mâm cơm cúng nhập trạch về nhà mới gồm những gì?

Lễ nhập trạch được hiểu một cách đơn giản đó chính là việc gia đình tổ chức lễ cúng để dọn vào ở nhà mới. Lễ cúng nhập trạch này được xem như là việc “đăng ký hộ khẩu” với chính quyền ở dương gian. Nhưng thay vào đó thì gia đình làm với thần linh, thổ địa cai quản nơi gia đình chuẩn bị chuyển đến. Do đó, mâm lễ cúng nhập trạch cần phải chuẩn bị 3 phần như sau:

  • Mâm hương hoa.
  • Mâm ngũ quả.
  • Mâm thức ăn.

Với 3 phần này thì gia chủ có thể chia thành 3 mâm cúng cỡ nhỏ khác nhau hoặc có thể bày chung trên cùng một chiếc mâm lớn để tiện cho việc thực hiện lễ cúng. Bên cạnh đó, mỗi gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau nên gia chủ có thể tùy theo hoàn cảnh của mình để chuẩn bị một mâm cúng lớn, hoành tráng với quy mô to hay một mâm cúng gọn nhẹ, đơn giản.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi gia chủ tổ chức lễ cúng nhập trạch đó vẫn là tấm lòng thành kính của mình để dâng lên các vị thần linh cai quản tại khu vực gia đình chuyển đến. Vì vậy, không phải vì gia đình không có điều kiện nhưng lại cố làm mâm cúng to với các lễ vật sang trọng, hoành tráng. Điều này, cần phải xem xét trên góc độ phù hợp với kinh tế gia đình để sắm sửa.

Theo quan niệm của từng gia đình mà mâm cơm cúng nhập trạch có thể cúng bằng đồ chay hoặc đồ mặn. Bởi việc cúng đồ chay hay mặn hoàn toàn không phải là bắt buộc và tùy vào quan niệm cũng như tín ngưỡng của mỗi gia đình. Tuy nhiên, trong lễ cúng nhập trạch bao giờ cúng có mâm cơm cúng Phật, riêng mâm cơm này thì cần sử dụng cúng bằng đồ chay.

Một mâm cơm cúng nhập trạch đơn giản đầy đủ cần phải bao gồm những vật phẩm cúng lễ cơ bản như sau:

  • 1 con gà luộc.
  • Nửa cân thịt lợn luộc.
  • Từ 1-2 con tôm luộc (Tùy thuộc vào kích thước của tôm).
  • 1 quả trứng gà ta luộc.
  • 1 đĩa giò lụa hoặc giò tai thủ.
  • 1 món xào thập cẩm.
  • 1 bát canh xương nấu với bí hoặc canh măng nấu với chân giò.
  • 1 đĩa xôi gấc hoặc 1 đĩa xôi đỗ xanh.

Mâm cơm chay để cúng nhập trạch sẽ cần đầy đủ những món như sau:

  • Rau xào hoặc luộc (nếu là món xào thì lưu ý là xào với dầu ăn, tuyệt đối.
  • không xào với mỡ lợn).
  • Đậu phụ căt lát nhỏ đủ lớn.
  • Chè đỗ xanh.
  • Cháo trắng.
  • Bánh kẹo.

Mâm ngũ quả trong lễ cúng nhập trạch có thể chọn lấy 5 loại quả bất kỳ có đủ 5 màu sắc khác nhau và tùy theo đặc trưng của từng vùng, từng mùa mà không bắt buộc phải theo gợi ý dưới đây. Ngoài ra, gia chủ cũng nên lựa chọn những loại hoa quả tươi có hình tròn, có màu sắc tươi tắn và đặc biệt không nên sử dụng những loại quả có gai. Theo đó, những loại trái cây mà gia chủ có thể lựa chọn để trưng bày ở trên mâm cúng nhập trạch bao gồm:

  • Quả Chuối (Đông Phương): Đại diện cho hành Mộc giúp mang lại sự ổn định, vững chắc.
  • Quả Bưởi (Trung Phương): Đại diện cho hành Kim, đây là màu tương ứng với vàng bạc, của cải, sự hoàn kim.
  • Quả Hồng đỏ (Nam Phương): Đại diện cho hành Hỏa giúp mang đến nhiều may mắn trong công việc làm ăn.
  • Quả Lê trắng (Tây Phương): Đại diện cho hành Thủy, đây là tượng trưng cho sự hanh thông, thuận lợi.
  • Quả Mận tím, hồng xiêm hoặc cái loại quả có màu sắc sậm (Bắc Phương): Đại diện cho hành Thổ, đây là sự tương sinh, phát triển.

Mâm hương hoa cúng dùng để cúng trong lễ nhập trạch sẽ bao gồm:

  • Lư xông và trầm hương.
  • Lọ hoa tươi.
  • Hương nhang.
  • Đèn dầu hoặc nến cốc.
  • Tiền vàng, giấy cúng.
  • Muối trắng hạt sạch: 1 bát nhỏ.
  • Gạo tẻ trắng: 1 bát nhỏ.
  • Trầu cau đã têm sẵn.
  • Ấm trà.
  • Nước lọc: 3 chén nhỏ.
  • Rượu trắng: 3 chén nhỏ.
  • 3 điếu thuốc lá.

Khi chuẩn bị mâm cơm cúng trong lễ nhập trạch, gia chủ cũng nên lưu ý. Chọn loại hoa quả tươi ngon và đẹp mắt, không có dấu hiệu bầm dập hay nám, sẹo. Bên cạnh đó, gia chủ cũng nên thực hiện cúng bái vào buổi sáng và thời gian tổ chức tốt nhất là trước 12h trưa.

Đồng thời khi cúng nhập trạch về nhà mới, gia chủ cũng nên nhờ sư thầy trong nhà chùa. Hoặc những người có kinh nghiệm lâu năm trong việc cúng bái để tụng kinh niệm Phật. Họ sẽ là những người sẽ giúp thần linh có thể thấu hiểu được mong ước cũng như nguyện vọng của gia đình gia chủ.

Hướng dẫn thực hiện cách cúng về nhà mới, cúng nhập trạch đúng cách

Trước tiên, gia đình cần đặt lò đốt hoặc đốt lò than ngay ở cửa ra vào để xua đuổi tà ma, yêu quái, vận xui đến với nhà mới.Chuẩn bị các đồ cúng đặt lên mâm cúng ngay ngắn trước khi xe chuyển nhà tới. Sau đó, khi xe chuyển nhà tới thì lập tức dọn đồ đạc để sẵn sàng tiến hành các thủ tục cho chuyển đồ vào trong nhà.

Chủ nhà là người đầu tiên cần bước qua lò than đã được đốt sẵn và bước vào nhà trước, khi bước thì chân trái phải bước trước và chân phải bước theo sau, tay người chủ nhà cần cầm theo bát hương cùng bài vị của gia tiên tiền tổ.

Sau đó, các thành viên khác trong gia đình cũng lần lượt xếp hàng và bước qua bếp lò than, đồng thời, trên tay mỗi người cần cầm theo các đồ thờ cúng còn lại, bếp nấu, chiếu cũng như các đồ vật có tính may mắn khác. Một điều quan trọng đó là không ai được đi tay không vào trong nhà.

Sau khi chủ nhà bước vào nhà thì việc đầu tiên mà chủ nhà nên làm đó là bật tất cả điện cũng như mở mọi cánh cửa của ngôi nhà ra, điều này tượng trưng cho việc đánh thức sức sống cũng như khai thông không khí trong ngôi nhà.

Lúc này, một số thành viên trong gia đình sẽ thực hiện việc sắp xếp lại bàn thờ của gia tiên, còn bàn thờ của thần tài thổ địa (nếu có) thì cần phải đặt ở vị trí đã được xem trước phong thủy nhưng phải đặt sao cho ngay ngắn. Một số thành viên khác cần phải bày biện mâm cúng và đặt ở giữa nhà và nên đạt theo hướng hợp với tuổi của gia chủ

Một người đại diện trong gia đình hoặc thầy cúng được mời bắt đầu thắp nhang và đọc bài văn khấn, các thành viên còn lại của gia đình cũng đứng hầu lễ trước mâm và cúng chắp tay một cách nghiêm trang.

Sau khi đọc bài văn khấn cho lễ cúng, trong lúc chờ cho nhang tàn, Tiếp theo chủ nhà cần phải bật bếp và đun ấm nước, nên để nước sôi khoảng 5 phút trước khi pha trà. Trà được pha sẽ dùng để dâng lên bàn mâm cúng và để gia đình cùng nhau thưởng thức. Việc nấu nước pha trà rất có ý nghĩa trong việc khai lửa tạo ra sức sống và đem lại may mắn cho nhà mới.

Khi hóa vàng thì lưu ý lấy rượu và nước tưới lên tàn tro khi đã cháy hết. Gia chủ nhớ giữ lại 3 bát muối, nước, gạo để sau này đặt chúng lên bàn thờ của Táo quân nhằm biểu trưng cho sự no đủ

Sau khi lễ khấn nhập trạch nhà mới hoàn tất, gia đình lần lượt chuyển các đồ dùng vào trong nhà và có thể sắp xếp lại theo đúng như ý muốn.

Nếu không có thời gian chuẩn bị được mâm cúng nhập trạch thì hãy liên hệ với dịch vụ cung cấp mâm cúng tại Dịch Vụ Đồ Cúng. Dịch vụ sẽ mang đến cho gia đình bạn mâm cúng hoàn hảo với giá cả hợp lý nhất.