Hiển thị tất cả 4 kết quả

Chuẩn Bị Mâm Cúng Ông Táo Gồm Những Lễ Vật Gì Cho Thuần Việt

Một mâm cỗ cúng ông táo đơn giản thì bao gồm những gì? Nếu như bạn đang quan tâm và thắc mắc thì bài viết dưới đây sẽ là lời giải đáp cho bạn.

Mâm cỗ cúng ông táo chuẩn thuần Việt

Hằng năm cứ đến 23 tháng chạp là không khí xuân dường như đã len lỏi khắp các gia đình các phố phường. Và cũng vào ngày này, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị các lễ vật để dâng lên các vị thần. Tùy vào điều kiện, đặc điểm vùng miền mà mỗi nhà sẽ có những chuẩn bị mâm cỗ cúng ông táo đơn giản khác nhau.

Bài Văn Khấn Cúng Ông Công, Ông Táo

Mâm cúng ông táo 3 miền gồm những gì?

Tuy trên cùng một dải đất hình chữ S, dải đất Việt Nam thân thương. Nhưng mỗi vùng mỗi khu vực lại có những phong tục và tập quán khác nhau. Chính vì vậy, mà mỗi mâm cúng, cũng như phong cách thờ cúng ở mỗi nơi cũng là khác nhau. Cùng khám phá cụ thể các mâm cúng ông táo ở ba miền Bắc, Trung, Nam để xem có gì khác nhau. Cụ thể như sau:

Mâm cúng ông táo miền Bắc

Về thời gian cúng: ở miền Bắc lễ cúng ông táo thường bắt đầu khá sớm vào khoảng từ ngày 20 tháng Chạp. Và kết thúc muộn nhất vào cuối ngày 23 và thường sẽ được cúng trước 12h trưa ngày 23 để tiện cho việc ông táo lên chầu Ngọc Hoàng Đại Đế.

Về lễ vật sẽ bao gồm: vàng mã, bộ mũ, quần áo của các táo, cá chép,…Ngoài ra nhiều nơi sẽ có bổ xung thêm xôi, chè. Cùng với đó là mâm lễ mặn bao gồm thịt gà, canh măng, thịt lợn luộc, thịt đông, hành muối, …. Mâm cỗ miền Bắc

Một trong điều khác biệt nhất tại cúng ông táo ở miền bắc so với hai miền còn lại là việc sử dụng cá chép. Cá chép được sử dụng tại ngày cúng là cá chép sống. Sau khi được cúng xong sẽ được mang ra các sông suối gần đó để phóng sinh. Và cũng vào ngày này, các gia đình sẽ tiến hành tỉa chân nhang, đốt hết các chân nhang cũ. Tiến hành lau dọn ban thờ cũng như bát hương một cách sạch sẽ.

Mâm cúng ông táo miền Trung

Với người miền Trung ngày cúng ông táo được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp. Ngày này có ý nghĩa rất lớn, chính vì vậy được tổ chức rất kỳ công và cẩn thận.
Trước hết vào ngày này, người dân sẽ tiến hành thay phần cát mới trong bát hương, mong một năm mới mẻ. Cùng với đó cũng là lau dọn ban thờ một cách sạch sẽ và ngăn lắp.Mâm cỗ đơn giản

Về phần mâm cúng, người miền Trung sẽ không chuẩn bị quần áo, mũ quan như miền Bắc. Nhưng họ sẽ chuẩn bị một con ngựa giấy với đầy đủ các phụ kiện đi kèm theo như phần yên và cương đầy đủ. Ngoài ra cũng có các vàng mã như miền Bắc.

Một điều đặc biệt tại đây là sau khi cúng xong ông táo, họ sẽ mang tượng 3 ông táo đem ra để tại các gốc cây cạnh các miếu. Hay được đặt tại các ngã ba đường. Sau đó lại được rước về vào sáng mùng 1 để bắt đầu cho một năm mới.

Mâm cúng ông táo miền Nam

Khác biệt với miền Bắc và Miền Trung, người miền Nam thường sẽ cúng ông táo vào khoảng từ 20 đến khoảng 23h ngày 23 tháng chạp. Bởi người dân quan niệm đây là khoảng thời gian đã xong bếp núc, và không có việc gì ảnh hưởng đến các táo. Cùng với đó là việc mâm cúng miền Nam thường sẽ không cúng mũ áo cho các táo cũng như không cúng thêm cá chép.

Còn về phần mâm cỗ vẫn đầy đủ và có các món như các vùng miền khác.
Từ ba mâm cúng đại diện cho ba vùng nổi bật của Việt Nam, có thể thấy sự đang dạng trong cách thờ cúng của nước ta. Cúng có thể thấy các mâm cúng là không giống nhau, nó sẽ được thay đổi tùy theo từng phong tục vùng miền khác nhau. Mà không nhất thiết phải theo sát theo một phong tục cụ thể nào hết. Miễn sao vẫn đảm bảo giữ được các nét đặc trưng ngày ông Công ông Táo. Gìn giữ những giá trị văn hóa với các thế hệ sau này.

Nên đặt mâm cúng ông táo ở đâu?

Nên đặt mâm cúng ông táo ở đâu? Chắc hẳn đây là một trong những thắc mắc không hề nhỏ của nhiều người. Với nhiều người trẻ, nói về việc cúng ông táo vẫn còn nhiều hạn chế do chưa có những hiểu biết nhất định. Một phần do các thông tin được truyền lại quá ít hoặc một phần khi đọc các thông tin trên mạng không chính xác. Dẫn đến việc không hiểu hoặc hiểu sai về việc lựa chọn đặt mâm cúng ông công ông táo một cách chính xác.

Nên đặt mâm cúng ở đâu? Theo như bài viết tìm hiểu được biết, tùy thuộc vào từng khu vực vùng miền mà mỗi nơi sẽ có những quy định về việc đặt mâm cúng, cũng như chuẩn bị mâm cúng. Những mâm cũ được dâng lên ông công ông táo cần có nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau. Với mong muốn và mưu cầu một năm sung túc ấm no.

Như bạn cũng biết, hình ảnh ông táo gắn liền với khu vực bếp. Cũng chính vì vậy, mà mọi chuyện tại gia đình ông táo đều nắm bắt được để đi báo cáo lên thiên đình. Do vậy, theo như nhiều giáo sư, tiến sĩ cũng đã có quan điểm nên đặt mâm cúng ở bên cạnh hoặc trên bếp. Để hiện được việc thờ cúng các vị thần bếp một cách lòng thành và tôn kính.

Tuy nhiên với những gia đình không có bàn thờ ông táo riêng, thì bạn có thể đặt mâm cúng ông táo cùng với mâm cúng gia tiên. Chứ không nên cúng ở dưới bếp vì từ trước đến nay ban thờ luôn là cầu nối giữa hai thế giới.

Theo bạn có nên cúng ông táo trước ngày 23 tháng chạp không?

Thời gian cúng ông công ông táo luôn là một trong những dấu hỏi với nhiều người. Đâu mới là khoảng thời gian hợp lý để gia chủ có thể cúng khấn một cách trọn vẹn nhất.

Theo như quan niệm từ trước đến nay, việc cúng ông táo nên cúng vào ngày 23 tháng chạp. Và thường được cúng trước 12h trưa tháng chạp để thuận lợi nhất cho việc ông công ông táo lên chầu trời.

Thời gian cúng hợp lý. Tuy nhiên tùy theo sắp xếp thời gian của từng gia đình mà mỗi nhà sẽ có khoảng thời gian sắp xếp một cách hợp lý. Bởi với đặc thù của công việc, thời gian nên nhiều gia đình có thể khó lòng thực hiện đúng trong khoảng thời gian trên được. Do vậy, nếu không có thể cúng vào khoảng thời gian tốt nhất trên. Khi cúng bạn nên thành tâm và xin phép các vị thần một cách thành khẩn nhất.

Ai sẽ là người thay mặt gia đình đọc văn khấn? Và cần lưu ý những gì?

Người được giao việc đọc văn khấn ông táo tốt nhất nên là gia chủ, có thể là vợ hoặc chồng. Quan trọng nhất vẫn là thành tâm tôn kính trước các vị thần. Ngoài gia chủ thì con cái và các thành viên trong gia đình đều có thể tham gia cùng.
Tuy nhiên trong quá trình đọc văn khấn, ngoài sự thành tâm tôn kính bạn cần lưu ý một vài những lưu ý như sau:

  • Người được giao cho việc đọc văn khấn cần được gội sạch sẽ, quần áo ăn mặc chỉnh tề. Thể hiện sự tôn nghiêm, thành kính với bề trên trong quá trình cử hành lễ. Không được mặc quần đùi, áo ba lỗ, hay váy ngắn. Đây là thể hiện sự thiếu tôn trọng và không thành ý.
  • Khi đọc văn khấn chỉ nên báo cáo những việc một năm qua đã làm, không nên cầu danh vọng tài lộc.
  • Cúng và phóng sinh cá chép. Theo như quan niệm của người xưa, cứ đến ngày 23 tháng chạp là người dân sẽ có phong tục cúng và thả cá chép. Bởi người Việt luôn tin rằng, cá chép chính là phương tiện giúp các táo về chầu trời để báo cáo công việc một năm qua dưới hạ giới. Các việc từ chuyện tốt chuyện chưa tốt đều được các táo báo cáo một cách tường tận nhất.

Do vậy, sau buổi cúng ông táo, mọi người thường mang cá chép đi thả tại các ao hồ gần đó với mong muốn đưa ông táo lên trời. Đồng thời cũng là mong muốn một năm vượt qua những khó khăn để có được những thành công và niềm vui mới.

Tuy nhiên khi thả cá chép bạn cũng cần lưu ý một vài những lưu ý nhỏ như sau:

  • Nên thả cá chép từ từ xuống nước, tránh việc thả cá chép từ trên cao xuống. Khiến cho cá bị sốc, có thể gây chết cá. Mất đi sự thành kính cũng như giá trị của việc phóng sinh cá.
  • Cúng cá chép. Sau khi thả cá nên thu gọn những vật dụng kèm theo như túi nilon cũng như thau chậu. Tuyệt đối không nên xả rác trực tiếp xuống hồ, gây ô nhiễm môi trường. Vừa gây nên mất mỹ quan vừa ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sinh dưới nước.

Do vậy để cúng và thả cá chép cũng không phải là một điều dễ dàng. Bởi với yếu tố tâm linh bạn cần đặt cả lòng thành cũng như cái tâm để hoàn thành. Nếu không thể hoàn thiện thì tốt nhất không làm, chứ không nên làm nửa vời. Mất đi hết những giá trị về mặt tinh thần và văn hóa của phong tục tốt đẹp này.

Ý nghĩa của việc phóng sinh cá chép

Theo như truyền thuyết, được kể lại từ năm này qua năm khác, thì cá chép là phương tiện duy nhất giúp các táo có thể nên chầu trời. Chính vì vậy vai trò của cá chép trong ngày cúng 23 tháng chạp là vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Do đó, sau khi tiến hành làm lễ xong người dân sẽ có tục lệ thả cá ra các sông hoặc ao nước. Với mong muốn đưa các táo lên chầu Ngọc Hoàng. Đồng thời hành động này cũng có ngụ ý là cá hóa rồng, vượt qua vũ môn để thành rồng giúp các táo di chuyển. Đồng thời ngụ ý này cũng có ý nghĩa rất lớn với người dân Việt Nam. Với ý nghĩa của sự thăng hoa, sự kiên trì vượt khó. Mong hướng đến những thứ tốt đẹp và phát triển hơn.

Đây được đánh giá một nét đẹp văn hóa, được duy trì từ đời này qua đời khác. Giúp các thế hệ tiếp theo ngày một gìn giữ và phát triển nét văn hóa đẹp này.

Bài viết mong rằng, với những gì được chia sẻ trên sẽ phần nào mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và bổ ích. Qua đó, tùy theo điều kiện của từng gia đình mà mỗi nhà sẽ có sự chuẩn bị lễ vật mâm cúng ông táo đơn giản mà phù hợp.Chúc bạn thành công và may mắn.

Dịch Vụ Đồ Cúng. Website phục vụ quý khách hàng 24/7 khi khách hàng cần đến chúng tôi.