Hiển thị tất cả 2 kết quả

Tham Khảo Mâm Cúng Thần Linh Thổ Địa Trong Nhiều Dịp Lễ

Việc chuẩn bị mâm cúng thần linh thổ địa thường được diễn ra vào những ngày trọng đại như lễ tạ đất, động thổ hay chỉ đơn thuần là ngày rằm hàng tháng.
Tại sao người ta lại cúng thần linh thổ địa trong nhiều dịp lễ.

Trong tín ngưỡng tâm linh người Việt, việc thờ cúng thần linh thổ địa đã trở thành một nét văn hóa vô cùng đẹp và cũng vô cùng đặc sắc. Vào dịp tết cổ truyền, các ngày rằm hàng tháng hay là ngày động thổ, tạ đất thì người ta đều cúng thần linh thổ địa. Với ý nghĩa là để báo cáo, để xin phép hay là tạ ơn, cũng như là cầu may đến cho gia chủ. Phong tục này xuất phát từ những quan niệm của người phương đông, họ cho rằng đất có thổ công, sông có hà bá. Bất cứ một nơi nào đó cũng sẽ có một vị thần linh trấn giữ trông coi. Chính vì vậy mà việc thờ cúng là điều tất nhiên.

Thần linh thổ công là một vị thần trấn giữ đất đai

Dựa trên quan niệm xưa thì thần thổ công là một vị thần trấn giữ đất đai, được nhiều người biết đến với tên gọi khác là ông địa hay là thổ địa. Do vậy, mỗi khi bạn cần phải đụng đến đất đai như là động thổ xây nhà, động thổ dỡ nhà hay làm lễ tạ đất thì đều cần phải làm lễ để cúng thổ công.

Điều này thể hiện thành kính, tôn trọng và đặc biệt là xin phép, báo cáo với thần cai quản mảnh đất về những thay đổi sắp tới. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để cầu may mắn, cầu thần linh phù hộ cho mọi thứ diễn ra suôn sẻ, an yên và đạt được kết quả tốt nhất. Có thể nói nghi thức cúng thổ công giúp cho gia chủ yên tâm và có niềm tin vào những thứ tốt đẹp diễn ra.

Thần linh thổ công giúp gia đạo bình an, ổn định và đầy sung túc

Ngoài việc cúng thần linh thổ địa vào những dịp trọng đại như xây, dỡ nhà thì nghi thức cúng này còn được diễn ra vào những dịp tết cổ truyền, rằm lớn hàng năm và rằm nhỏ hàng tháng. Chắc hẳn rằng, bất cứ gia đình Việt nào cũng sẽ có bàn thờ thổ công, được thờ chung với ông thần tài. Người ta hay bảo có đất đai thì sẽ có của cải, dựa trên đất đai thì mới có cơ sở mà sinh ra tiền bạc. Do vậy vào mỗi dịp cúng thần linh thổ địa, mọi người thường cầu khấn cho gia đạo bình an, yên ổn và đặc biệt là công việc làm ăn suôn sẻ, thịnh vượng, sung túc.

Nghi thức cúng thần linh thổ địa được diễn ra vào những dịp nào

Vị thần thổ công thổ địa là một vị thần được nhiều người dân thờ tự, dù đi đến bất cứ gia đình nào thì cũng thấy bàn thờ thổ công, ngoài ra thì các hàng quán kinh doanh cũng có bàn thờ hay tượng ông địa. Người ta thường làm lễ cúng thổ công vào nhiều dịp lễ khác nhau, mỗi dịp thì sẽ có cách chuẩn bị mâm cúng riêng biệt.

Cụ thể là như thế nào thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Mâm cúng thần linh thổ địa trong ngày động thổ. Vào ngày cúng động thổ để khởi công xây nhà hay là để dỡ nhà thì người ta thường sẽ làm mâm cúng dâng lên vị thần thổ công. Bao gồm những lễ vật cơ bản như sau:

  • Một bộ tam sên (gồm có 1 miếng thịt luộc, tôm luộc và trứng vịt luộc).
  • Một con gà trống luộc (để nguyên con, mình vàng, mào đẹp).
  • Một đĩa xôi (thường là xôi gấc hoặc là xôi đậu xanh) hoặc có thể thay bằng.
  • một dĩa bánh trưng (thường là ở miền bắc).
  • Một mâm ngũ quả trái cây (bao gồm 5 loại quả mang ý nghĩa tốt đẹp).
  • Một bình hoa tươi.
  • Giấy tiền vàng bạc để cúng động thổ.
  • Rượu trắng và nước trà.
  • Muối, gạo, nến thắp và trầu cau

Về cơ bản thì một buổi lễ động thổ cúng thần linh thổ địa được diễn ra với các lễ vật khá đơn giản, còn tùy thuộc vào mỗi địa phương biến tấu ra sao.

Mâm cúng thần linh thổ địa tạ đất cuối năm

Vào những đợt cuối năm, hầu hết các gia chủ đều tổ chức một buổi lễ nhỏ, với mâm cúng thịnh soạn nhưng cũng đầy đầm ấm để cúng tạ đất, tạ ơn sự trấn giữ, phù hộ của vị thần thổ công trong năm vừa qua đã giúp cho gia đạo bình an, yên ổn và thuận lợi. Trong ngày lễ này, các gia chủ thường sẽ chuẩn bị những lễ vật sau:

  • Chuẩn bị một con gà luộc nguyên con (thường sẽ là gà trống).
  • Một bộ tam sên.
  • Một dĩa bánh kẹo.
  • Trầu cau.
  • Một mâm ngũ quả trái cây (nhiều nơi còn chuẩn bị hai mâm ngũ quả trái cây để đặt ở hai bên bàn thờ).
  • Một bình hoa tươi (hoặc hai bình hoa tươi tùy vùng miền), người ta thường chọn hoa hồng để cúng, ngoài ra cũng có thể thay bằng những loại hoa khác, mang ý nghĩa tốt đẹp là được..
  • Một dĩa xôi hoặc hai dĩa xôi tùy vùng miền (thường sẽ là xôi trắng).
  • Chuẩn bị một bao thuốc lá, nến thắp và giấy tiền vàng bạc..
  • Rượu và trà, ngoài ra còn có nhiều gia đình sẽ chuẩn bị thêm vài lon bia

Nhìn chung thì các dịp lễ cúng thần linh thổ địa sẽ diễn ra vào những dịp lễ nhất định, từ lễ lớn cho đến lễ nhỏ. Các loại lễ vật để cúng cũng tùy thuộc vào từng cá nhân, vùng miền mà linh hoạt chuẩn bị. Mỗi nơi thì sẽ có những đặc trưng riêng, không phải vùng miền nào cũng hoàn toàn giống nhau. Bạn có thể chọn lọc thông tin để tham khảo và chuẩn bị mâm cúng của mình một cách đủ đầy, đúng ý và chuẩn tâm linh.

Ngoài hai lễ cúng trên là cúng thần linh thổ địa vào ngày động thổ và cúng vào ngày tạ đất thì việc cúng thổ công thổ địa còn được diễn ra vào những ngày rằm hàng tháng.

Cúng thần linh thổ địa vào những ngày rằm hàng tháng

Việc cúng thần linh thổ địa vào những ngày rằm hàng tháng chắc hẳn đã trở thành một điều quá đỗi quen thuộc của người Việt Nam, họ coi đây là một giá trị tinh thần không thể thiếu đi trong đời sống tâm linh.

Ngày rằm của mỗi tháng là ngày 14 hoặc 15 âm, nhiều gia chủ sẽ tiến hành cúng vào ngày 14 bao gồm có lễ mặn và cả lễ ngọt. Ý nghĩa của lễ cúng này, trước tiên là để tạ ơn đến vị thần linh thổ địa vì đã luôn trấn giữ cho gia đạo bình an, phù hộ cho mọi chuyện được thuận lợi, tấn tới.

Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để gia chủ cầu khấn may mắn, cầu công việc thuận buồm xuôi gió và mọi chuyện phát triển, hanh thông. Mỗi gia đình thì sẽ có cách chuẩn bị riêng biệt, nhưng nhìn chung thì mâm cúng thổ địa trong ngày rằm hàng tháng thường khá đơn giản.

  • Bộ tam sên

Đầu tiên phải kể đến một lễ vật đặc trưng nhất đó chính là bộ tam sên, đây là một lễ vật không thể nào thiếu trong dịp lễ cúng tạ thần thổ công. Gồm có một miếng thịt heo (thường là thịt ba chỉ) luộc chín, chuẩn bị tôm hoặc là cua luộc (lưu ý là tôm cua không được gãy càng, con to, chắc và khỏe) và cuối cùng là trứng vịt luộc. Bộ tam sên thường được xuất hiện trên mâm cúng của người miền nam.

  • Mâm ngũ quả trái cây

Đây là một lễ vật không thể nào thiếu trong bất cứ một mâm cúng nào. Và cũng quan trọng hơn cả khi cúng trên bàn thờ thổ địa. Bạn có thể chuẩn bị mâm cúng với 5 loại trái cây, vì người ta cho rằng số 5 là một con số đẹp, đại diện cho những ước mong đó chính là phúc, lộc, thọ, khang, ninh. Bên cạnh quan niệm này thì nhiều gia đình lại chọn chuẩn bị mâm cúng trái cây thịnh soạn hơn với nhiều loại quả, có thể là 6 trái hoặc 7 trái, tùy vào mỗi cá nhân. Điều này cũng không quá bắt buộc miễn sao mâm cúng trông đẹp mắt và đủ đầy là được. Trên mâm ngũ quả thì người ta thường dùng những loại trái cây mang ý nghĩa tốt đẹp như là sung (sung túc), quả đu đủ (đủ đầy), quả dừa (vừa vặn, không thiếu thốn),… còn tùy thuộc vào mỗi vùng miền mà chuẩn bị trái cây có phần khác nhau.

  • Bình hoa tươi

Trong mâm cúng người ta vẫn bảo, thần linh sẽ ngửi hương ngửi hoa, chính vì vậy mà bình hoa tươi cực kỳ quan trọng. Bạn nên chọn những loại hoa có màu sắc tươi tắn, rạng ngời, mang ý nghĩa tốt đẹp như hoa lay ơn, hoa cúc, hoa hồng hoặc là hoa đồng tiền. Đảm bảo hoa phải tươi, có cả hoa cả nụ và cả lá xanh để nhìn tổng thể cho thật hài hòa và thật đẹp mắt.

  • Bánh kẹo ngọt

Nhiều gia đình ngoài chuẩn bị trái cây thì họ còn có cúng thêm bánh kẹo, để chưng được trong hai ngày 14 âm và 15 âm.
Ngoài những lễ vật chính như trên thì trong ngày rằm hàng tháng các gia chủ cũng cần chuẩn bị thêm trà và rượu, ngoài ra còn có thuốc lá. Nhìn chung thì một mâm cúng thần linh thổ địa trong dịp cúng rằm khá là đơn giản, không cầu kỳ cũng chẳng phức tạp. Điều cốt lõi nhất vẫn là “lễ bạc lòng thành”, dù lễ vật có đủ đầy bao nhiêu hay là đạm bạc, đầm ấm thì quan trọng nhất vẫn là lòng thành của gia chủ. Bất cứ một lễ cúng nào cũng sẽ coi trọng tấm lòng trước tiên rồi mới xét tới lễ vật thành tâm.

Dịch Vụ Nhận Đặt Mâm Cúng, Cỗ Cúng Thần Linh Thổ Địa Trong Nhiều Dịp Lễ

Có nên thuê dịch vụ nhận đặt mâm cúng, cỗ cúng thần linh thổ địa trong nhiều dịp lễ. Vào những dịp lễ đơn giản như cúng rằm hàng tháng thì hầu hết các gia đình sẽ tự mình chuẩn bị. Nhưng đối với những buổi lễ lớn hơn như cúng động thổ hay là cúng tạ đất,… thì các gia chủ bận rộn cũng khó có thể tập trung hoàn toàn vào việc chuẩn bị cho mâm cúng thần linh thổ địa diễn ra ổn thỏa.

Chính vì vậy, việc thuê dịch vụ cung cấp mâm cúng cỗ cúng là điều thiết yếu. Không chỉ vậy, dịch vụ này còn có thể giúp cho bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc khi các lễ vật cúng thần linh thổ địa trong những dịp lễ đã được lên sẵn một cách kỹ lưỡng, có đa dạng các loại mâm cúng từ bình dân cho đến cao cấp, đáp ứng tốt được những nhu cầu của quý khách hàng.

Các dạng mâm cúng trọn gói thế này sẽ giúp cho bạn tiết kiệm chi phí khi phải đi mua những đồ riêng lẻ. Lễ vật ngon, sạch lại rất an toàn. Mọi thông tin chi tiết và để tham khảo bạn có thể liên hệ Dịch Vụ Đồ Cúng. Liên hệ Hotline để được tư vấn và báo giá cụ thể hơn.