Cách Làm Lòng Đèn Bằng Tre Đơn Giản Mà Đẹp Trong Ngày Tết Trung Thu

Cách làm lòng đèn bằng tre kết hợp với các nguyên liệu như giấy, lon bia, nhựa,… rất quen thuộc. Cùng chúng tôi tham khảo cách làm lòng đèn bằng tre đơn giản mà đẹp trong ngày tết trung thu trong bài viết dưới đây.

Lồng đèn bằng tre vốn là hình ảnh quen thuộc và không thể thiếu trong những ngày Tết trung thu của người Việt Nam. Với thời xưa, ông bà ta thường sẽ tự tay làm ra những chiếc lồng bằng tre và đặt những cây nến nhỏ ở bên trong. Nhưng ngày nay, người ta thường đi mua cho tiện. Vì thế, cách làm lòng đèn bằng tre thường ít người biết đến. Cùng chúng tôi tham khảo một số hướng dẫn trong bài viết.

Ý nghĩa của chiếc lồng đèn trung thu truyền thống

Hình ảnh những chiếc lồng đèn lấp lánh sáng thường xuất hiện trong dịp Tết Trung thu. Nó dường như là những ký ức gắn liền với tuổi thơ của mỗi người. Tuy nhiên, để hiểu đến được ý nghĩa của chúng thì rất ít ai có thể trả lời đúng. 

Những chiếc lồng đèn đủ sắc màu có thể được chế tạo từ những nguyên liệu quen thuộc, gần gũi với đời sống hằng ngày. Chẳng hạn như giấy, vải, lụa, giấy nilon. Trong đó, thành phần cốt lõi chính là tre và nến.

Những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống có rất nhiều hình dáng khác nhau. Trong đó có đèn cá chép, đèn ông sao, đèn kéo quân,… Tất cả đã trở thành món quà đem lại nhiều kỉ niệm tuổi thơ  và ý nghĩa khác nhau.

Lồng đèn ông sao

Không khó để có thể bắt gặp những chiếc lồng đèn hình ông sao với đủ sắc màu khác nhau vào dịp Rằm tháng Tám. 5 cánh ông sao được bao bởi một vòng tròn. Cách làm lòng đèn bằng tre hình ngôi sao khá đơn giản. Ban đầu nó chỉ được làm từ loại giấy nilon ngũ sắc. Sau này thì nó còn được trang trí thêm các hoạt tiết, dây kim tuyến để thêm phần bắt mắt hơn.

Hình ảnh ngôi sao 5 cánh bao bọc trong một vòng tròn tượng trưng cho ngũ hành trong phong thủy. Chiếc lồng đèn ông sao tượng trưng cho sự cân bằng và hài hòa trong các mối quan hệ đời sống.

Lồng đèn cá chép

Đèn cá chép cũng là chiếc lồng đèn truyền thống với nhiều ý nghĩa khác nhau. Hình ảnh con cá chép không chỉ gắn liền với nhiều truyền thuyết từ xa xưa mà còn gắn liền với người Việt trong xã hội hiện đại ngày nay.

Cá chép xuất hiện trong truyền thuyết nổi tiếng của người Việt. Truyện kể rằng, con cá chép đã vượt vũ môn để hóa rồng, chấp nhận làm phương tiện cho ông Táo bay về trời. Hôm đó chính vào ngày 28 tết âm lịch.

Từ đó cho đến nay, vào ngày Rằm, chiếc lồng đèn cá chép mang rất nhiều ý nghĩa. Nó là biểu tượng của sự cố gắng không ngừng và vươn lên mọi khó khăn. 

Lồng đèn kéo quân

Chiếc lồng đèn này vốn có nguồn gốc từ Trung Hoa. Nó tượng trưng cho ý niệm tưởng nhớ đến vua Dục Đức- một con người vừa tài giỏi, mưu lược lại hiếu nghĩa. Chiếc lồng đèn kéo quân mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ.

Lồng đèn tròn

Chiếc lồng đèn tròn dường như được bán quanh năm. Bởi nó không chỉ phục vụ cho hoạt động vui chơi rước đèn trong ngày Trung thu mà nó còn có công dụng trang trí. Với hình dáng tròn và lấp lánh từ những ánh nến phát ra, nó được coi là biểu tượng của mặt trăng tròn vào ngày rằm tháng Tám.

Ngoài ra, nó còn là sự tôn vinh nét đẹp của ánh trăng mà thiên nhiên đem lại cho con người. Song song với đó là ước nguyện cảm tạ trời đất cho một mùa màng bội thu.

Tổng hợp cách làm lòng đèn bằng tre đơn giản mà đẹp

Lồng đèn bằng tre có thể làm với rất nhiều hình dạng, kết hợp với nhiều chất liệu khác nhau. Những cách làm này có từ thời xa xưa và được ông bà ta truyền lại qua bao đời. Những chất liệu quen thuộc có thể tận dụng từ thiên nhiên như: lồng đèn giấy, lon bia, túi nilon,… 

Cách làm lòng đèn bằng tre hình tròn

Nguyên liệu làm lồng đèn bằng tre hình tròn

  • 10 que tre có kích thước như chiếc đũa ăn thường ngày.
  • Súng bắn keo.
  • Dao chẻ tre và kéo cắt giấy.
  • Giấy màu tùy thích thích (nên chọn loại giấy dày và chắc).
  • Bìa cứng và dây thép.

Các bước thực hiện lồng đèn bằng tre hình tròn

  • Tiến hành tạo khung cho đèn bằng cách uốn và tạo thành 2 hình tròn bằng nhau cố định tại 2 đầu tre với dây thép.
  • Tiếp theo là đánh dấu các điểm trên hình tròn để khoảng cách giữa 2 điểm đều nhau.
  • Sử dụng que tre được vót hình dẹt và buộc 2 đầu vào 2 tiếp điểm trên vòng tròn. Đồng thời cố định bằng dây thép.
  • Khi đã cắt xong phần khung thì cắt 2 miếng bìa cứng bằng hình tròn ở 2 đầu. Sau đó dùng keo dán chặt chúng lại với nhau.
  • Ở phần đế của đèn dùng để gắn nến hoặc đèn để tạo điểm sáng.
  • Sử dụng giấy màu dán xung quanh khung.
  • Tiếp theo là làm tay cầm, bằng cách dùng 1 que tre buộc vào dây của phần chóp đèn.

Cách làm đèn lồng tre hình tròn rất đơn giản mà lại nhanh chóng. Bạn có thể tự ý trang trí hoặc thêm vào đó những hình thù ngộ nghĩnh để làm tăng phần sinh động. Những chiếc lồng đèn trung thu tự làm sẽ luôn tạp hứng thú và mang nhiều giá trị truyền thống. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số cách làm lồng đèn bằng nguyên liệu khác sau đây.

Làm đèn trung thu hình chú heo với chai nhựa

Chiếc đèn trung thu sẽ trở nên đặc biệt hơn nhờ sự sáng tạo của bạn. Chỉ một chiếc chai nhựa, bạn có thể làm ra được chiếc đèn lồng thật thú vị cho bé.

Nguyên liệu làm lồng đèn trung thu hình chú héo bằng chai nhựa

  • Màu vẽ hoặc sơn màu hồng (có thể dùng màu khác nhau theo sở thích).
  • Dụng cụ: Cọ vẽ, dây dù, que làm cán, dao, kéo, keo gắn nhựa, nến nhỏ, giấy bìa và chai nhựa.

Cách thực hiện lồng đèn bằng tre hình tròn

  • Tạo hình đèn lồng bằng cách dùng bút màu và thước kẻ 1 hình chữ nhật lên thân. Tiếp theo là dùng dao cắt nhựa theo hình vừa vẽ và rửa sạch chai nhựa.
  • Tiếp theo là dùng sơn phun lên chai và cắt tấm bìa đã chuẩn bị thành 2 hình tam giác để làm tai và 1 hình tròn để làm mũi. 
  • Bạn dùng bút đen vẽ đuôi, mũi và tai. Tiếp theo là gắn mũi tai và đuôi lên thân chai bằng keo dán nhựa. Lấy đinh đục lỗ lên thân heo và nối dây.
  • Gắn nến vào bên trong đèn rồi dùng dây nối vào các lỗ vừa đục và buộc que vào dây dù. Khi buộc cần cẩn thận giúp cho đèn được cân để nến không bị nghiêng.

Cách làm lồng đèn trung thu bằng giấy

Làm lồng đèn trung thu bằng giấy có cách thực hiện rất đơn giản nên phổ biến hơn. Nó còn được ứng dụng mạnh trong chương trình học của các bé tiểu học. Việc làm lồng đèn tại nhà sẽ giúp các bé có thêm nhiều trải nghiệm thú vị cùng gia đình.

Nguyên liệu làm lồng đền trung thu bằng giấy

  • Giấy (tùy theo nhu cầu mà bạn có thể chọn kích thước giấy phù hợp).
  • Bút
  • Thước kẻ
  • Hộp hồ dán.
  • Cuộn băng dính trong.
  • Đoạn dây len

Cách thực hiện lồng đền trung thu bằng giấy

  • Đầu tiên là gấp đôi tờ giấy lại. Sau đó tiến hành đo vẽ các đường song song. Khoảng cách giữa các đường thẳng khoảng 3cm.
  • Dùng kéo cắt theo đường vẽ.
  • Cuộn tờ giấy lại rồi dán 2 mép giấy đầu và cuối lại với nhau. 
  • Dùng bút đục 2 lỗ đối diện nhau ở gần viền dưới và trên của chiếc đèn. Luồn dây qua lỗ làm quai đeo.

Như vậy là bạn đã hoàn thành xong chiếc lồng đèn bằng giấy thật sinh động. Cuối cùng là đặt cây nến vào bên trong là có thể đi rước đèn khắp phố. Những tác phẩm đèn trung thu với nhiều màu sắc hấp dẫn sẽ rất đẹp. Bạn có thể sử dụng để trang trí không gian ngôi nhà của mình.

Cách làm lồng đèn bằng lon bia

Làm những chiếc lồng đèn bằng lon bia vừa góp phần bảo vệ môi trường lại có được tác phẩm truyền thống đặc biệt trong dịp đặc biệt này. Cha mẹ làm lồng đèn trung thu bằng lon bia đồng thời giáo dục trẻ nhỏ ý thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ.

Nguyên liệu làm lồng đèn bằng lon bia

  • Lon bia hoặc lon coca…
  • Dao, kéo.
  • Bút vẽ và nến

Cách thực hiện lồng đèn bằng lon bia

Làm lồng đèn bằng lon bia là phương pháp giản, cần ít nguyên liệu và rất nhanh chóng. Bạn chỉ cần tiến hành đo vẽ đánh dấu đường kẻ ở lon. Sau đó sử dụng kéo để cắt theo đường nét vẽ. Tiếp theo là ấn nhẹ phần đầu lon bia để tạo ra hình khum giống chiếc đèn lồng là xong.

Như vậy, có khá nhiều cách làm lòng đèn bằng tre và các nguyên liệu quen thuộc, gần gũi với đời sống của chúng ta. Hãy cùng nhau gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống bằng cách tự làm những chiếc lồng đèn xinh xắn trong ngày Tết trung thu.

Một số lưu ý về cách làm lòng đèn bằng tre

Tự làm đèn lồng trung thu rất đơn giản nhưng để có được kết quả tốt nhất thì bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Nên chọn chất liệu thân thiện với môi trường. 
  • Khi thực hiện với con, bạn nên cẩn thận với những đồ sắc bén như dao, kéo, thép, tre,…
  • Phần nến gắn dưới đèn cần chắc chắn. Bạn nên chọn loại nến to. Cẩn thận khi sử dụng có thể dễ đổ và gây ra hỏa hoạn. Nhất là với loại lồng đèn bằng giấy, túi nilon hoặc tre nứa. Hiện nay trên thị trường đang bán rất nhiều loại bóng đèn nhỏ chạy bằng pin hoặc nạp điện. Bạn có thể tham khảo để thay thế nến, đảm bảo an toàn cao hơn.
  • Bạn có thể thoải mái sáng tạo với những chất liệu giấy, tô thêm màu sắc, hoặc vẽ thêm một số hình thù trong ngày trung thu để tác phẩm của mình trở nên đẹp mắt hơn.

Trên đây là những cách làm lòng đèn bằng tre đơn giản lại dễ thực hiện. Bạn có thể tham khảo để có được một mùa trung thu ký ức thật đẹp.