Gợi Ý Mâm Cúng Tất Niên Đơn Giản & Những Ngày Tốt Cúng Tất Niên

Nếu như dịp đầu xuân năm mới chúng ta nô nức chuẩn bị cho lễ cúng đầu năm. Với những mong muốn được gửi gắm thì vào dịp cuối năm. Chúng ta lại tất bật chuẩn bị cho lễ cúng tất niên. Để kết thúc một năm với nhiều sự kiện quan trọng đã diễn ra. Việc cúng tất niên cuối năm luôn là khoảng thời gian. Giúp chúng ta nhìn nhận lại mọi việc đã xảy ra trong năm một cách tường tận nhất. Vậy một mâm cúng tất niên đơn giản gồm những gì?

Một năm nữa lại sắp sửa qua đi và chúng ta lại chuẩn bị cúng tất niên năm. Vì là một năm khá đặc biệt với nhiều sự kiện nên mọi người đều mong mỏi trong lễ cúng tất niên. Tất cả mọi việc không may mắn sẽ qua đi để có thể đón đợi những điều tốt đẹp hơn.

Những thông tin có liên quan đến ngày tốt cúng tất niên và cả những điều bạn cần biết. Về ngày này đều sẽ có trong phần nội dung của bài viết dưới đây.

Lễ cúng tất niên có ý nghĩa gì?

Chữ “tất” trong tất niên mang ý nghĩa là xong, là hoàn thành hay là hết theo tiếng Hán. Còn chữ “niên” trong tất niên có nghĩa là là năm. Khi chúng ta ghép hai chữ này lại với nhau. Thì mang ý nghĩa là đã kết thúc, đã hoàn thành một năm. Lúc đó mỗi gia đình đều sẽ tiến hành lễ cúng tất niên. Nhằm chia tay mọi việc của năm cũ, chuẩn bị chào đón năm mới.

Tất niên ở nước ta được tính theo lịch âm nên sẽ có khoảng cách tương đối. Với lịch dương khi mà năm dương lịch đã đến từ lâu. Thì ngày cuối cùng của năm âm lịch vẫn chưa tới. Ngày cuối cùng của năm theo lịch âm thường là ngày 30 tháng Chạp. Nếu tháng thiếu thì sẽ là ngày 29 tháng Chạp.

Căn cứ trên lịch âm và chủ yếu là tháng Chạp mà mỗi gia đình. Sẽ tổ chức lễ cúng tất niên vào những ngày khác nhau. Thường mọi người sẽ tổ chức lễ cúng tất niên bắt đầu từ ngày 25 cho đến hết ngày 28 tháng Chạp.

Lễ cúng tất niên không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa là kết thúc. Và chia tay với mọi việc đã qua của năm cũ. Chuẩn bị đón năm mới mà nó còn là mâm cơm đoàn tụ. Của các thành viên trong gia đình sau cả năm làm việc vất vả. Vào ngày đó mọi người sẽ sum vầy bên mâm cơm cúng tất niên. Và cùng nhau hàn huyên, tâm sự mọi việc.

Đồng thời, lễ cúng tất niên còn mang ý nghĩa quan trọng khác. Đó chính là thể hiện được sự hiếu thảo của thế hệ con cháu. Với ông bà tổ tiên đã khuất, cũng như thể hiện lòng thành kính của gia chủ với các vị thần linh.

Với những ý nghĩa quan trọng đó nên từ bao đời nay lễ cúng tất niên vẫn luôn được duy trì. Phát triển tại nước ta như một nét đẹp truyền thống trong văn hóa và. Là tập tục không thể thiếu được trong mỗi dịp cuối năm. Vào những ngày cuối năm dù bận rộn đến đâu thì mọi người. Mọi nhà cũng đều dành thời gian để chuẩn bị cho lễ cúng tất niên. Với sự tươm tất, chu đáo nhất.

Cúng tất niên nên làm vào ngày nào?

Theo quan niệm dân gian thì lễ cúng tất niên thường được diễn ra từ ngày 25 tháng Chạp cho đến hết ngày 28 tháng Chạp. Sang ngày 29 và 30 tháng Chạp mọi người sẽ không cúng tất niên nữa mà chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa để chào đón năm mới.

Quan niệm dân gian này vẫn được duy trì cho đến tận ngày nay và dù cho mọi năm có sự khác biệt như thế nào thì đa phần mọi nhà vẫn tiến hành việc cúng lễ tất niên vào những ngày từ 25 đến 28.

Tùy vào tập tục của mỗi vùng miền và quan điểm của mỗi gia đình. Mà thời gian cúng tất niên có thể diễn ra khác nhau trong ngày. Nhưng thường thì mọi người sẽ cúng lễ vào buổi trưa hoặc buổi chiều để sau khi hạ lộc xuống thì con cháu có thể thụ lộc.

Với những gia đình cẩn thận thì có thể dựa trên lịch vạn niên. Hoặc nhờ những người có kinh nghiệm xem giùm. Nên tiến hành việc cúng tất niên vào ngày nào cho phù hợp với tuổi và mệnh của gia chủ. Đồng thời, việc chọn giờ cúng sao cho đẹp cũng là điều nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Ngày tốt cúng tất niên và những điều bạn nên biết

Khi bạn đã chọn được ngày, giờ để làm lễ cúng tất niên. Thì bước tiếp theo không kém phần quan trọng. Đó chính là việc sắm sửa các món đồ lễ trong mâm cúng. Thông thường lễ cúng tất niên mọi nhà. Sẽ làm mâm cơm mặn với nhiều món ăn khác nhau. Mang đặc trưng của từng vùng miền để dâng lên cúng. Và mỗi vùng miền của nước ta lại có sự khác biệt khi lựa chọn món ăn dâng lên cúng lễ tất niên như:

  • Ở miền Bắc mọi người sẽ lựa chọn các món ăn truyền thống như bánh chưng, nem rán, giò, chả, dưa hành, nộm, canh măng nấu với móng giò, gà luộc, canh miến nấu lòng gà, xôi gấc, thịt lợn luộc, thịt đông, rau xào…
  • Ở miền Nam thì mọi người lại chọn những món ăn đặc trưng cho hương vị của miền đất này như bánh tét, gỏi tôm thịt, canh khổ qua nhồi thịt, củ cải ngâm với nước mắm, thịt kho tàu hoặc thịt lợn luộc, thịt lợn quay…
  • Ở miền Trung đa phần mâm cơm cúng tất niên lại có sự xuất hiện của những món ăn nổi tiếng như chả ram, măng khô ninh, gà bóp rau răm, giò lụa…

Bên cạnh những món ăn truyền thống này các gia đình có thể lựa chọn thêm những món ăn khác để làm phong phú thêm cho mâm cỗ mặn khi dâng lên cúng tất niên. Với những gia đình có bàn thờ Phật thì có thể chuẩn bị thêm một mâm cỗ chay để cúng lễ riêng cho thêm phần hoan hỷ.

Mâm cúng tất niên đơn giản gồm những lễ vật gì?

Ngoài mâm cỗ mặn, mâm cỗ chay ra thì lễ cúng tất niên bạn còn cần phải chú ý chuẩn bị thêm một số lễ vật như:

  • Lọ hoa tươi (nên chọn loài hoa có nhiều màu sắc như hoa ly, hoa hồng, hoa đồng tiền…)
  • Hương/ nhang
  • Đĩa đựng muối và gạo
  • Đĩa trầu cau với chùm cau và lá trầu đều là số lẻ
  • Nến cốc hoặc đèn dầu (1 đôi)
  • Bộ tiền vàng mã
  • Phẩm oản (thường có từ 3 – 5 cái với màu sắc rực rỡ như màu đỏ hoặc màu vàng)
  • Đĩa trái cây với 5 loại khác nhau được bày biện đẹp mắt 
  • Bộ y phục đầy đủ dành cho quan thần linh
  • Đĩa bánh kẹo với nhiều loại khác nhau và có màu sắc bắt mắt
  • 1 chai rượu
  • 1 bình trà đã được pha sẵn hoặc là 1 gói trà
  • 1 bát nước trắng hoặc thay bằng 5 chén nước nhỏ
  • 1 đĩa chè hoặc bát chè (có thể chọn nhiều loại chè khác nhau)
  • 1 đĩa xôi
  • 1 bát cháo trắng

Ngoài những lễ vật kể trên thì bạn còn có thể sắm thêm một số lễ vật khác để làm phong phú cho mâm cúng tất niên như bia, nước ngọt, bánh bao, bộ tam sên…Nhiều gia đình còn cẩn thận chuẩn bị mâm cúng tất niên dành cho Táo Quân tách biệt với mâm cúng Thần Tài, Thổ Địa, mâm cúng gia tiên và mâm cúng Phật.

Bài cúng tất niên cuối năm chuẩn phong tục

Những lưu ý khi chọn lễ vật cúng tất niên

Dù bạn chuẩn bị mâm cúng như thế nào và số lượng các lễ vật dâng lên trên mâm cúng tất niên nhiều hay ít. Thì vẫn luôn phải chú ý đến việc đảm bảo chọn lựa lễ vật có độ tươi ngon. Chất lượng tốt và hình thức đẹp mắt, không xảy ra việc bị hư hỏng, trầy xước. Bởi nếu bạn dâng lên cúng các vị thần linh, tổ tiên ông bà. Các món lễ vật không chỉnh chu thì sẽ khó. Mà nhận được sự phù trì của các ngà. Đồng thời cũng không thể hiện được tấm lòng thành kính của mình.

Có thể nói, việc chọn được ngày tốt để cúng tất niên không quan trọng. Bằng việc gia chủ sắm sửa lễ vật một cách cẩn thận, đầy đủ để dâng lên mâm cúng. Vì vào những ngày cuối tháng Chạp Bạn sẽ có cơ hội để lựa chọn được ngày đẹp theo ý mình. Nhưng nếu không chuẩn bị mâm cúng tất niên kỹ lưỡng. Thì sẽ bỏ đi mất cơ hội cả năm chỉ có một.

Chính bởi vậy mà bạn đừng quá đặt nặng việc tìm kiếm ngày tốt để cúng tất niên. Mà hãy dành thời gian nhiều hơn cho việc mua sắm. Bày biện các lễ vật trong mâm cúng tất niên. Bởi đó chính là điều thể hiện rõ nét nhất tấm lòng của bạn dành cho các vị thần linh và ông bà tổ tiên.

Khi cúng tất niên bạn cần lưu ý điều gì?

Dù năm nào chúng ta cũng tiến hành việc cúng tất niên nhưng không phải ai cũng biết đến những điều cần phải lưu ý trong quá trình cúng lễ. Và dưới đây là những điều bạn cần chú ý để việc cúng lễ tất niên  được diễn ra một cách thuận lợi, suôn sẻ:

  • Các lễ vật dâng lên cúng cần phải được bày biện hài hòa trên bàn thờ. Nếu không có đủ diện tích thì bạn có thể đặt một cái bàn lớn ở phía trước rồi đặt mâm cỗ mặn cùng các lễ vật lên. Thường thì trên bàn thờ mọi người chỉ đặt hoa tươi, trái cây, tiền vàng mã, nước, trà, trầu cau, đĩa gạo muối còn những lễ vật khác sẽ được đặt ở chiếc bàn lớn phía dưới bàn thờ
  • Đến đúng giờ đẹp đã xem thì gia chủ sẽ bước đến phía trước bàn thờ để thắp nến, thắp hương, vái 3 vái và đọc bài văn khấn. Gia chủ cần phải ăn mặc quần áo chỉnh tề, đọc rõ ràng bài văn khấn
  • Trong quá trình chuẩn bị mâm cúng tất niên cũng như khi dâng đồ cúng thì tuyệt đối nên tránh việc mọi người trong nhà khắc khẩu với nhau hay tránh việc bị đổ vỡ. Bởi theo quan niệm trong dân gian thì những điều đó không mấy tốt lành và có thể ảnh hưởng tới tâm lý của gia chủ cũng như sự suôn sẻ của lễ cúng

Tag: Ý nghĩa của tiệc tất niên cuối năm | Ý nghĩa cúng tất niên cuối năm | Bài cúng tất niên cuối năm | Bài cúng tất niên cuối năm cơ quan | Bài cúng tất niên cuối năm trong nhà | Bài cúng tất niên năm 2021

Dịch vụ mâm cúng tất niên cuối năm

Vào ngày tất niên nếu bạn quá bận rộn công việc không có thời gian. Để làm mâm cơm mặn cũng như mua sắm đồ lễ cúng tất niên  thì cũng đừng lo lắng. Bởi bạn chỉ cần liên hệ với. Thì mâm cúng bạn yêu cầu sẽ được mang đến tận nơi với chất lượng tươi ngon. Đảm bảo và hình thức vô cùng đẹp mắt.

hiện đang là đơn vị uy tín và nổi tiếng. Chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói tại nước ta. Nên khi sử dụng dịch vụ này bạn sẽ có thêm thời gian, công sức. Để làm các công việc khác mà vẫn hoàn toàn an tâm về việc chuẩn bị lễ cúng tất niên.

Hãy liên hệ với để tìm hiểu thêm về ngày tốt cúng tất niên. Cũng như để nhận được báo giá cụ thể nhé.

Tag tìm kiếm: mâm cúng tất niên đơn giản | Mâm cúng tất niên đặt ở đâu | Mâm cúng tất niên công ty | Mâm cúng tất niên ngoài trời | Cách bài trí mâm cúng tất niên | Mâm cúng tất niên miền Nam | Mâm cúng tất niên ngoài sân | Mâm cơm cúng tất niên | Hình ảnh mâm cơm cúng tất niên | mâm cơm cúng 30 tết