Làm Lễ Cúng Tất Niên Vào Ngày Nào Tốt?

Nắm Bắt Thông Tin Làm Lễ Cúng Tất Niên Vào Ngày Nào Tốt?

Cúng tất niên vào ngày nào tốt để nghi thức này được thần linh và gia tiên chứng giám lòng thành. Đây là điều mà mọi gia chủ quan tâm trong ngày đặc biệt của năm.
Với người Việt, lễ cúng Tất niên là một nghi thức cúng bái rất quan trọng. Nhưng, không ít người Việt vẫn chưa biết được nên cúng tất niên vào ngày nào tốt? Cúng như thế nào mới đúng? Dưới đây, Dịch Vụ Đồ Cúng sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ cúng này.

Cúng tất niên là gì?

Bạn đừng vội đi tìm câu trả lời cho vấn đề cúng tất niên vào ngày nào tốt. Bạn cần hiểu được đây là nghi thức cúng gì? Vì sao lại có tục cúng tất niên này. Từ xa xưa, người Việt đã rất xem trọng tục cúng tất niên. Đây là lễ cúng diễn ra vào cuối năm. Theo từ điển Hán Việt thì “Tất” có nghĩa là hết, là kết thúc. “Niên” là năm. Hiểu một cách đơn giản thì cúng tất niên là lễ cúng kết thúc năm cũ, chào đón năm mới.
Trong lễ cúng này, các con cháu, anh em, bạn bè sẽ cúng nhau quây quần để thắp nhang lên bàn thờ gia tiên. Đây như một hành động của truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Con cháu luôn nhớ đến gia tiên, ông bà đã khuất trong ngày cuối năm. Thời điểm này cũng là lúc để mọi người bỏ qua những chuyên không vui; để cùng nhau chào đón một năm mới với nhiều hứa hẹn vui vẻ, hạnh phúc hơn. Nghi thức cúng Tất niên là nét văn hóa độc đáo của người Việt từ bao đời nay

Lễ cúng tất niên vào ngày nào tốt?

Trả lời cho câu hỏi cúng tất niên vào ngày nào tốt thì theo các chuyên gia; cúng tất niên không nhất thiết phải cúng vào ngày 30 âm lịch như nhiều người đang nghĩ. Tùy theo văn hóa vùng miền khác nhau mà ngày cúng cũng sẽ có sự lựa chọn không giống nhau. Người Việt có thể chọn tổ chức lễ cúng tất niên vào các ngày như:

  • Ngày 28 tháng Chạp m lịch.
  • Ngày 29 tháng Chạp m lịch.
  • Ngày 30 tháng Chạp m lịch.

Trong 3 ngày này, tùy vào điều kiện thời gian mà mỗi gia đình sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất. Miễn sao, lễ cúng này sẽ được tổ chức trước đêm ngày 30 m lịch là được. Có thể làm lễ cúng tất niên vào các ngày 28, 29 hay 30 tháng Chạp đều được.

Các Mâm Lễ Vật Chuẩn Tâm Linh

Bài Văn Khấn, Bài Cúng Đầy Đủ Chuẩn Được Nhiều Người Quan Tâm

Các lễ vật cần chuẩn bị trong mâm cúng Tất niên có gì?

Để mâm cúng tất niên được tươm tất, bạn cần lưu ý nhiều điều trong việc chuẩn bị lễ vật. Mặc dù văn hóa ẩm thực của người Việt rất phong phú. Mỗi vùng miền sẽ có cách chuẩn bị mâm cúng không giống nhau. Nhưng, điểm chung của mâm cúng Tất niên sẽ cần có các lễ vật cơ bản sau:

Mâm cơm cúng Tất niên

Việc chuẩn mâm cơm cúng tâm linhcó phần quan trọng rất lớn trong lễ cúng Tất niên. Nếu bạn chưa biết phải chuẩn bị những gì cho mâm cúng có thể tham khảo những gợi ý sau:

  • Bánh chưng/xôi.
  • Gà luộc.
  • Cháo trắng.
  • Chè.
  • Trầu cau.
  • Bánh kẹo.
  • Trà, rượu, nước lọc.
  • Gạo muối.
  • Chả lụa.

Mâm cơm cúng tất niên có thể chuẩn bị theo từng văn hóa vùng miền khác nhau

Các lễ vật khác

Bên cạnh việc tìm hiểu cúng tất niên vào ngày nào tốt hay chuẩn bị mâm cơm cúng; thì việc có thêm các lễ vật khác đi kèm sẽ giúp lễ cúng Tất niên thêm phần chu đáo. Cụ thể như sau:

  • Nhang đèn

Bạn cần biết rằng, không riêng gì cúng Tất niên mà trong mọi lễ cúng của người Việt đều phải có nhang đèn. Đây được xem là yếu tố có khả năng kết nối 2 cõi m Dương với nhau. Nó cũng là đại diện cho các tinh tú, cho Mặt Trăng và Mặt Trăng. Với lễ vật này, bạn nên chuẩn bị đủ 2 cây đèn đặt ở 2 bên bàn thờ. Ngoài ra, bạn có thể thay thế đèn bằng nến đỏ cũng được.

  • Mâm cúng Tất niên không thể thiếu nhang đèn

Nhang thắp trên bàn thờ sẽ chọn thắp số lẻ gồm 3 cây, 5 cây…Theo phong tục của người Việt thì khi cúng bái sẽ không thắp nhang với số chẵn. Vì vậy, bạn cần lưu ý đến vấn đề này để có sự chuẩn bị chu đáo nhất.

  • Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả luôn là một lễ vật không thể thiếu trong mọi lễ cúng của người Việt. Vì thế, trong lễ cúng Tất niên cũng không ngoại lệ. Tùy theo văn hóa vùng miền hay mùa trái cây mà việc chuẩn bị mâm ngũ quả sẽ có sự khác nhau. Điều quan trọng là mâm ngũ quả cần chuẩn bị với những hoa quả tươi ngon, không bị dập nát. Bên cạnh đó, hoa quả chuẩn bị không nên chọn loại với hình dáng quá kỳ dị. Tuyệt đối không cúng quả nhựa hay quả còn xanh. Điều này được xem là phạm thượng với thần linh và gia tiên.

  • Mâm ngũ quả là lễ vật không thể thiếu trong nghi thức cúng Tất niên

Cúng với đó, việc chuẩn bị mâm ngũ quả cũng nên đặt ở hai bên bàn thờ. Bạn không nên đặt ngay chính giữa, trước bát hương. Theo quan niệm của ông bà xưa thì việc đặt mâm ngũ quả ở vị trí này sẽ che đi linh khí từ bát hương. Như vậy sẽ không tốt đối với việc thờ cúng trong ngày Tất niên.

  • Giấy tiền vàng bạc

Một trong những lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng Tất niên chính là giấy tiền vàng bạc. Người Việt thường có quan niệm “Sống sao thác vậy” hay “Trần sao âm vậy”. Theo đó, con người vào ngày Tết thường có xu hướng mua sắm quần áo mới, chuẩn bị tiền tiêu tết thì người đã khuất cũng vậy. Ngày cúng tất niên cần chuẩn bị giấy tiền vàng bạc, quần áo cho người đã khuất. Đây là sự chuẩn bị tươm tất để người cõi âm không tủi thân trong những ngày Tết. Đây cũng được xem là cách mà con cháu báo hiếu tổ tiên, ông bà đã khuất của mình.

6 điều nhất định phải ghi nhớ khi cúng Tất niên

Chỉ tìm hiểu cúng tất niên vào ngày nào tốt thôi là chưa đủ. Bạn cần phải nắm được nhiều thông tin hơn về nghi lễ này. Điều này sẽ đảm bảo việc cúng Tất niên thực sự mang đến những điều tốt đẹp, may mắn trong năm mới.

  • Dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa trước lễ cúng Tất niên

Thường thì các gia đình Việt sẽ bắt đầu công việc dọn dẹp nhà cửa từ ngày 20 tháng Chạp m lịch. Đây được xem là một truyền thống rất đặc trưng của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về. Việc dọn dẹp nhà không chỉ giúp không gian sống thêm thoáng đãng, sạch sẽ; mà còn như một cách để xua đi những điều không vui trong năm cũ; chào đón những điều vui vẻ từ năm mới.
Tùy vào điều kiện thời gian, công việc của mỗi gia đình mà thời gian dọn dẹp nhà cửa sẽ được thực hiện sớm hay muộn. Điều quan trọng là chỉ cần dọn trước lễ cúng Tất niên ngày 30 là được. Trước lễ cúng Tất niên nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

  • Cúng Tất niên nên làm vào chiều tối là tốt nhất

Không ít gia đình Việt thường làm lễ cúng Tất niên vào sáng hay trưa. Bởi đây là lúc tiện lợi cho việc sắp xếp công việc. Nhưng, theo các chuyên gia văn hóa thì lễ cúng này tốt nhất nên làm vào lúc chiều tối. Vì sao vậy? Đó là bởi chiều ngảy 30 Tết là khi mọi công việc trong năm đã được hoàn tất. Nhà cửa cũng được dọn dẹp sạch sẽ. Mọi thành viên cũng kịp trở về nhà để quây quần, sum họp. Khi đó, lễ cúng tất niên diễn ra sẽ có được sự ấm cúng, vui vẻ như ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, khi làm lễ cúng cũng không nên làm quá khuya sau 22 giờ.

  • Cúng Tất niên phải được thực hiện trước bữa cơm Tất niên

Người Việt quan niệm rằng, Ông Táo chỉ quay về dương gian vào đêm khuya của ngày 30 tháng Chạp. Nhưng, ban ngày vẫn đang có vong linh tổ tiên, ông bà đã khuất về ngự trên bàn thờ để cùng ăn Tết cùng con cháu. Vì thế, trước khi cả nhà quây quần bên mâm cơm cuối năm thì việc làm lễ cúng tổ tiên, ông bà là điều cần thiết.
Đây là truyền thống tôn thờ, kính trọng đối với bề trên của người Việt. Tổ tiên, ông bà thụ lễ trước. Sau đó, con cháu sẽ thụ lộc mâm cúng sau. Nếu con cháu ăn cơm tất niên mà không làm lễ cúng được xem là bất kính với bề trên. Điều này có thể dẫn đến những điều không may mắn trong năm mới.

  • Mâm cúng phải được chuẩn bị tươm tất, đầy đủ theo điều kiện gia đình

Không ai quy định cúng tất niên phải mâm cao cỗ đầy. Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi nhà mà mâm cúng chuẩn bị sẽ đơn giản hay thịnh soạn. Tuy nhiên, mâm cơm cúng của ngày tất niên nên đầy đủ hơn, thịnh soạn hơn so với mâm cơm thông thường. Bởi đây là ngày đặc biệt trong năm.

Tùy điều kiện mỗi gia đình để chuẩn bị mâm cúng tất niên thịnh soạn hay đơn giản
Bên cạnh đó, các lễ vật trong mâm cúng cũng phải được chuẩn bị sạch sẽ, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Chắc chắn, không ai muốn sau khi thụ lễ, các thành viên trong gia đình lại gặp phải vấn đề về sức khỏe trong ngày đầu năm mới. Vì vậy, việc chuẩn bị lễ vật, mâm cúng cần hết sức cẩn thận, kỹ càng.

  • Quá trình cúng tất niên cần nghiêm trang, thành kính

Không riêng gì cúng Tất niên mà mọi lễ cúng cần phải có sự thành kính, nghiêm trang. Tuyệt đối, khi cúng không được cười đùa, nói tục nói bậy hay la mắng…Hành động này có thể sẽ bị gia tiên quở phạt. Bên cạnh đó, khi cúng Tất niên, bạn nên hạn chế gọi tên trẻ nhỏ.
Theo tín ngưỡng tâm linh của người Việt, ngày lễ Tết có thể sẽ có những vong linh lang dạt theo tổ tiên, ông bà đã khuất vào trong nhà. Nếu nghe thấy tên trẻ nhỏ vốn yếu bóng vía, chúng sẽ trêu chọc và thậm chí là làm hại đến con trẻ. Ngoài ra, ngày cúng tất niên cũng nên hạn chế tình trạng đỗ vỡ đồ đạc. Điều này được xem là điềm xui rủi, kém may mắn.

  • Khi cúng Tất niên cần giữ sự trang nghiêm, thành kính

Chuẩn bị văn khấn chu đáo
Văn khấn cúng Tất niên sẽ tùy theo tâm của mỗi người mà chuẩn bị. Bạn có thể nhờ các thầy cúng, chuyên gia phong thủy soạn văn khấn giúp mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo trên internet để có được văn khấn hoàn chỉnh, đúng tâm linh văn hóa Việt. Việc đọc văn khấn cần rõ ràng, rành mạch. Văn khấn không cần hoa mỹ, chỉ cần thể hiện được thành tâm của gia chủ và các con cháu trong nhà là được.

Trên đây là những chia sẻ về việc cúng tất niên vào ngày nào tốt; và những thông tin liên quan đến việc cúng tất niên. Nếu bạn muốn được hỗ trợ chuẩn bị mâm cúng chu đáo nhất có thể liên hệ đến Dịch Vụ Đồ Cúng ngay hôm nay. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn có được mâm cúng đúng chuẩn văn hóa vùng miền. Đặc biệt, dịch vụ cam kết hỗ trợ bạn với mâm cúng chất lượng, giá tốt nhất.