Ngày Thần Tài Năm 2020 Là Ngày Nào? Ý Nghĩa Của Ngày Thần Tài

Thần Tài – Vị thần của sự hiện thân về tài lộc, tiền bạc. Tại những ngôi nhà hoặc nơi làm việc của người kinh doanh luôn có bàn thờ của thần Tài và thổ Địa. Hằng năm, cứ đến ngày mùng 10 tháng Giêng, người làm ăn buôn bán lại làm lễ cúng lớn dâng lên vị thần để cảm tạ và cầu mong mọi điều tốt đẹp, công việc ngày càng phát đạt. Trong dân gian gọi là ngày vía Thần Tài, mọi người đổ xô đi mua vàng về với hi vọng về may mắn và thành công.

Ý nghĩa của ngày vía Thần Tài

Thần Tài là một trong những vị thần có trong tín ngưỡng người Việt, người Trung và một số nước phương Đông. Theo quan niệm dân gian, vị thần này sẽ đem đến nhiều tài lộc, sung túc và cả sự may mắn.

Hình dáng Thần Tài được miêu tả với khuôn mặt phúc hậu, hiền từ cùng bộ râu dài. Ông ngồi trên chiếc ghế, tay cầm thỏi vàng với nụ cười tươi tắn. Chỉ cần nhìn vào những bức tượng Thần Tài cũng đủ thấy vui vẻ.

Để biết ý nghĩa của ngày Thần Tài, bạn cần biết về nguồn gốc của vị thần này. Tương truyền, thần Tài chỉ có ở trên trời, chuyên cai quản tiền bạc. Trong một lần uống rượu quá nhiều, say men nên thần Tài bị rơi xuống trần gian. Chẳng may, đầu bị va vào đá nên nằm mê mệt, không biết chuyện gì xảy ra. Sáng mọi người thức dậy nhìn thấy lại tưởng diễn tuồng cải lương. Nhiều người đem lột sạch quần áo, mũ nón của vị thần này rồi đem đi bán. 

Sau khi tỉnh lại, thần Tài không còn nhớ mình là ai, trên người cũng không còn trang phục. Do sống trên thiên đình quen, không biết gì về cuộc sống trần gian nên ông lang thang đi xin khắp mọi nơi. Một lần nọ, khi đi ăn xin thì thần Tài gặp một người kinh doanh ế ẩm. Thấy thế, ông thần đến xin ăn và được người chủ kia mời vào quán ăn uống. 

Thần Tài thấy nhiều món ăn ngon nên rất thích thú, ăn lấy ăn để. Đặc biệt, ông rất thích món heo và vịt quay. Kể từ đó đã xảy ra chuyện rất kỳ lạ. Từ lúc thần Tài vào quán thì khách hàng kéo đến nườm nượp. Chủ quán thấy thế, biết là người này đem đến vận may cho mình nên ngày nào cũng mời ông vào ăn uống.

Quán đối diện hằng ngày đông nghịt người ăn, nay lại mất dần khách vào tay đổi thủ rất tức tối. Thấy chủ quán chê thần Tài người hôi hám, không sạch sẽ và đuổi ra ngoài, người chủ đối diện mới kéo về, đối đãi tử tế. 

Và quán ăn lại dần đông như trước. Điều này khiến những người kinh doanh để mắt tới và ra sức tranh giành vị thần này cho bằng được. Người dân trong khu vực dẫn vị thần đi mua quần áo mới tại cửa hàng mà trang phục trước kia của ông bị bán. 

Sau khi mặc lại bộ đồ của mình, thần Tài liền nhớ ra câu chuyện trước kia và bay về trời. Người dân xem thần Tài như một báu vật. Họ lập bàn thờ thờ ông từ lúc đó và ngày mà thần Tài quay về trời chính là mùng 10 tháng Giêng. Do vậy, hàng năm cứ đến ngày này, người người nhà nhà lại tổ chức nhiều hoạt động, cúng bái vừa để tưởng nhớ đến thần Tài, vừa cầu mong tài lộc sẽ đến với mình. 

Sự tích Âu Minh – Như Truyện

Cùng với câu chuyện về vị thần Tài đã nêu ở trên, vẫn còn một sự tích khác được lưu truyền rộng rãi. Thời xa xưa, lái buôn Âu Minh được Thủy thần cho một nô tỳ là Như Nguyện khi đi qua hồ Thành Thảo. Âu Minh đưa nàng về nuôi trong nhà, chuyện làm ăn từ đó thêm phần phát đạt. 

Vào một ngày Tết, vì một lý do mà Âu Minh đã đánh Như Nguyện. Nàng quá sợ hãi, chui vào đống rác và biến mất từ đó. Chuyện làm ăn của Âu Minh cũng vậy mà tan biến. Buôn bán lỗ nặng, sa sút, chẳng mấy chốc mà phá sản và trở nên nghèo đói. Sau này mới biết ra, Như Nguyện chính là hóa thân của thần Tài. Từ đó, người ta lập bàn thờ ở góc nhà, hướng ra ngoài để tưởng nhớ đến vị thần này. 

Cũng theo tích, những ngày đầu tiên của năm mới, nhà ai quét và hốt rác là hốt luôn cả thần Tài. Việc làm ăn, tiền bạc sẽ không suôn sẻ. Vì thế, trong 3 ngày Tết, người ta kiêng kỵ không quét nhà hoặc quét vào trong để giữ tài lộc.

Ở Việt Nam, thần Tài và ông Địa được thờ chung, bàn thờ thường đặt thấp ở góc nhà. Trên bàn thờ có một sập sơn son thếp vàng, đề Tụ Bảo Đường ở phía trên. Bên trong là bài vị viết trên giấy đỏ, trình bày thành một đôi dán ở hai bên bài vị, mỗi bên một câu. Theo cách đặt bàn thờ đúng, tượng thần Tài đặt bên trái, ông Địa đặt bên phải (Hướng từ ngoài nhìn vào). Ngoài ngày mùng 10 tháng Giêng tổ chức lớn nhất thì những người kinh doanh có thể cúng vị thần hàng tháng. Qua đó cầu mong về vạn sự như ý, tài lộc dồi dào.

Ngày Thần Tài 2022 là ngày nào?

Ngày vía Thần Tài diễn ra vào mùng 10 tháng Giêng hằng năm. Trong năm 2022, ngày này sẽ rơi vào thứ Hai, tức ngày 22/02/2022. Đây được xem là một ngày hết sức đặc biệt đối với những người kinh doanh buôn bán. Bên cạnh việc chọn lựa những món đồ giá trị bằng vàng, người ta còn mua sắm đồ cúng về để bày tỏ lòng cảm tạ đến thần linh. 

Người đến các tiệm vàng rất đông trong ngày mùng 10 tháng Giêng. Nhiều nơi còn phải xếp hàng mới mua được vàng. Trong tín ngưỡng dân gian, ngày vía Thần Tài mua vàng sẽ tích thêm thuận lợi, thịnh vượng trong tiền bạc. Đồng thời, công việc buôn bán cũng tốt đẹp hơn.

Các doanh nghiệp cũng rất chú trọng ngày vía Thần Tài. Họ lau dọn bàn thờ, sắp xếp mọi thứ và chuẩn bị mâm lễ cúng. 

Mâm cúng thần Tài gồm những gì?

Lễ vật cúng thần Tài mỗi ngày, mỗi tháng khá đơn giản, chủ yếu phụ thuộc vào lòng thành tâm của người cúng. Riêng ngày mùng 10 tháng Giêng, mâm cúng sẽ thịnh soạn hơn. Các lễ vật quan trọng bao gồm:

  • Nến, đèn cầy, nhang
  • Nước, rượu (Mỗi loại 3 cốc)
  • Gạo tẻ, tiền vàng, muối
  • Bộ tam sên, thuốc lá
  • Hoa tươi, dĩa bánh kẹo, tiền lẻ
  • Xôi đậu xanh, trầu cau
  • Cá lóc nướng, bánh hỏi hoặc heo quay (Không bắt buộc)

Khi đã sắm sửa lễ xong, bạn đặt hũ gạo, mỗi và nước ở giữa 2 ông thần Tài và ông Địa (Giữ nguyên đến cuối năm mới thay mới). Bên phải đặt lọ hoa, bên trái đặt trái cây. Những loại hoa dùng để cúng thần Tài thường là hoa đồng tiền, hoa cúc. Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả khác nhau, tùy vào phong tục vùng miền.

Ngoài ra, nhiều nơi còn đặt thêm ông Cóc ngậm tiền – Biểu tượng cho sự giàu có. Ông Cóc đặt ở bên trái, dịch lên phía trước so với tượng thần Tài. Hằng ngày vào buổi sáng sẽ quay Cóc ra ngoài, tối quay ngược trở lại. Ở phía ngoài cùng trên mặt đất, người cúng chọn một tô sứ đẹp, nông lòng và đổ đầy nước vào. Sau đó, ngắt bông hoa tươi trải đều trên mặt nước.

Một số điểm cần lưu ý khi cúng vía Thần Tài

  • Rượu và nước đem tưới xung quanh nhà sau khi cúng xong
  • Muối và gạo giữ lại trong nhà
  • Cúng vàng thật thì giữ bên mình lấy may, còn tiền mã thì đốt ở ngoài cổng để dâng lên thần linh. 
  • Bánh kẹo giữ lại một nửa để hưởng lộc, nửa còn lại đem đi phân phát cho người khác cùng hưởng.

Điều cần nhớ trong ngày vía Thần Tài

Bài trí bàn thờ Thần Tài tươm tất, đúng nguyên tắc

Trước ngày vía thần Tài, gia chủ cần dọn dẹp bàn thờ và chuẩn bị lễ vật cần thiết. Bàn thờ thần Tài không nên đặt quá nhiều thứ, rối mắt và không thể hiện được sự thành tâm. Trước ngày cúng cần làm sạch sẽ mọi thứ, sắp xếp lại đồ cần thiết nhưng không được dịch chuyển lư hương.

Một số nơi còn đặt tượng Phật Di Lặc ở phía trên bàn thờ. Hoặc bài trí tượng ông Cóc ở bên trái nơi thờ, ngày quay ra ngoài, tối quay vào trong. 

Vị trí bàn thờ ở nơi trang nghiêm, sạch sẽ

Nơi thờ vị thần Tài, thổ Địa ở dưới đất, ngay góc nhà. Tuy vậy, gia chủ vẫn phải đặt ở nơi sạch sẽ, hướng ra cửa chính hoặc gần với cửa chính. Tuyệt đối không được đặt bàn thờ ở gần phòng tắm, nhà bếp hoặc nhà vệ sinh.

Giữ bàn thờ sạch sẽ quanh năm, đặc biệt là ngày vía thần Tài. Gia chủ nên dùng nước sạch hoặc rượu, khăn sạch để lau dọn.

Không thỉnh thần Tài, thổ địa nhập bát hương trong ngày vía thần Tài

Trong ngày 10 tháng Giêng, gia chủ tuyệt đối không được thỉnh 2 vị thần nhập vào bát hương hoặc tượng thần. Bởi theo dân gian quan niệm rằng, hành động này dễ khiến công việc làm ăn không suôn sẻ. Thậm chí đem đến nhiều tai ương, xui xẻo bất ngờ.

Cúng thần Tài trong nhà thay vì ngoài sân

Một số người ở nhà riêng hay đặt mâm cúng ở trước cửa hoặc ngoài sân, ban công. Nhưng điều này lại không tốt một chút nào, chỉ nên đặt ở trong nhà. Còn người kinh doanh, đặt mâm cúng thần nên ở nơi làm lễ kinh doanh chứ không đặt ở chùa, đình. Người không kinh doanh thì tùy nghi nơi cúng, vì Thổ Địa thờ tại nhà cũng mang ý nghĩa giữ của cho gia đình.

Không khí hòa thuận, vui vẻ trong ngày cúng vía thần Tài

Quan trọng hơn việc đặt lễ vật cao sang chính là tấm lòng thành kính dâng lên thần linh. Dù mâm cung có sang trọng đến mức nào mà không có lòng thành thì cũng như không cúng vậy. Do đó, ngày vía thần Tài mọi người nên giữ không khí vui vẻ, trên dưới thuận hòa. Không nên sinh sự, gây gổ hay đánh chửi nhau. Gia đạo bất an khiến bậc bề trên quở phạt.

Trong quá trình làm lễ không được nói lời thô tục hoặc chửi mắng người khác. Công việc làm ăn quanh năm có thể vì lý do đó mà bị ảnh hưởng. Đường tài lộc bị cản trở, gặp nhiều vận hạn trong cả năm.

Thần Tài chuyên cai quản chuyện tiền bạc và tài lộc. Vì thế, việc thờ cúng đúng cách giúp cho công việc làm ăn thêm phát đạt, may mắn và hạn chế xui xẻo. Qua những thông tin trên, bạn có thể tham khảo và thực hiện theo để cúng ngày vía Thần Tài thật đầy đủ, tươm tất, mong mọi điều xui xẻo, khó khăn không ập đến.

Địa chỉ cung cấp mâm cúng Thần Tài trọn gói uy tín: