Tảo Mộ Cuối Năm – Nét Truyền Thống Nhớ Về Nguồn Cội Người Việt

Cứ đến những ngày gần cuối năm, các gia đình lại sửa soạn đi tảo mộ. Trên tay cầm xẻng, cuốc, vật dụng dọn dẹp cùng lễ vật đi đến nghĩa trang. Vào ngày tảo mộ cuối năm, mọi người dọn dẹp. Làm sạch phần mộ của tổ tiên, họ hàng, người thân. Sau đó bày mâm cúng dâng lên thần linh và gia tộc. Để rước người đã khuất về ăn Tết cùng người trần. Không chỉ là truyền thống tốt đẹp. Đó còn là điều quý giá của người Việt, luôn nhớ về nguồn cội và ông bà, quê hương.

Ngày tảo mộ là ngày bao nhiêu?

Hàng năm, cứ vào dịp 20 tháng Chạp đến chiều 30 Tết, mọi gia đình ở Việt Nam. Lại thực hiện nghi lễ tảo mộ cuối năm. Mọi người già trẻ cùng nhau dọn dẹp, thắp hương mời tổ tiên, những người thân trong gia đình đã khuất về cùng ăn Tết với con cháu.

Thời gian tảo cuối năm mộ không có ngày cố định mà thường chọn vào ngày cuối tuần hoặc theo ngày hoàng đạo. Thời điểm cuối năm từ 23 đến 30 tháng Chạp chính là lúc mà các gia đình lựa chọn. Vào cuối năm 2021, tức là từ ngày 25 tháng 1 đến 01 tháng 2 năm 2022 sẽ là ngày tạ mộ của người dân cả nước.

Đi tảo mộ vào đầu tháng Chạp được không? Ở một số nơi, người ta tổ chức lễ tảo mộ cho dòng họ vào đầu tháng 12 Âm lịch. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là sau buổi cúng đưa ông Táo về chầu trời. Điều này phụ thuộc vào phong tục cũng như quy định của từng gia đình riêng biệt chứ không có quy định cụ thể. Nhiều người cũng cho rằng, việc đi tảo mộ sớm sẽ giảm bớt lượng việc trong những ngày cuối năm, các thành viên dễ sắp xếp và đi đầy đủ hơn.

Riêng với người đi làm ăn xa, sát Tết mới về được thì họ chọn làm trong những ngày cuối năm. Như thế, vừa có thời gian thăm mộ, vừa gặp lại anh em họ hàng để gắn kết tình cảm tốt hơn.

Vì sao mọi gia đình đều thực hiện nghi lễ tảo mộ cuối năm?

Tảo mộ tượng trưng cho sự tưởng nhớ đến người đã khuất. Thời điểm diễn ra buổi lễ ngay trước Tết nguyên đán của dân tộc. Các thành viên trong dòng họ tiến hành công tác dọn dẹp, vệ sinh và sửa sang phần mộ của người thân. Theo quan niệm tâm linh, khi năm mới đến mọi thứ phải mới mẻ, kể cả nơi an nghỉ của những người đã khuất. Đó là sự thể hiện lòng hiếu đạo của con cái, sự kính trọng đến bậc sinh thành cũng như tổ tiên dòng họ.

Cuối năm là thời gian bận rộn nhất của mọi người. Nhưng ai cũng cố gắng dành thời gian để chăm sóc phần mộ ông bà, cha mẹ. Thăm viếng phần mộ tổ tiên là một nét đặc trưng trong văn hóa cổ truyền và vẫn được lưu giữ đến ngày nay.

Ngoài ra, ý nghĩa của việc tảo mộ cuối năm chính là cách để con cháu hướng về nguồn cội, dòng tộc. Những họ lớn thì ngày tảo mộ được quy định cụ thể trong gia phả. Qua đó, nhắc nhở con cháu tiếp tục phát huy, nhằm thắt chặt tình yêu thương, đoàn kết và gìn giữ nét đẹp truyền thống.

Đại đức Thích Minh Định cho rằng, tạ mộ là một phong tục tập quán, không phải là nghi lễ đạo Phật. Nhưng lại nói lên sự hiếu thuận, biết ơn và lòng tưởng nhớ tới tổ tiên, ông bà thì cũng nằm trong Phật pháp. Theo đó, người Phật tử có lòng nhớ đến người đã khuất, bậc bề trên mà đi viếng mộ thì không có gì sai cả. Điều đó cũng giúp giáo hóa lòng người để họ đề cao chữ “hiếu” trong đời người.

Lễ vật cần có trong mâm cúng tảo mộ cuối năm

Phần mâm cúng ở lễ tảo mộ được chia làm 2 phần: Một phần tạ thần linh, thổ địa; một phần dâng lên tổ tiên. Mỗi phần bạn chuẩn bị đầy đủ các loại lễ theo phong tục.

  • Lễ tạ thần linh, thổ địa: Bạn đặt một mâm xôi gà hoặc xôi giò để dâng lên thần linh cai quản khu vực nghĩa trang. Nếu có miếu dành riêng cho thần linh thì mang lễ ra đó, bày lên rồi dâng sớ, khấn tạ.
  • Lễ tạ tổ tiên: Bao gồm hương, vàng mã, nến cốc, sớ. Bên cạnh đó còn có hoa tươi, trầu cau, trái cây, rượu trắng, chè thuốc. Ngoài ra, một số nơi còn chuẩn bị thêm vật dụng, quần áo bằng vàng mã để cúng đốt cho người thân đã khuất.

Mâm cúng tảo mộ cuối năm không đặt nặng về hình thức, miễn là đủ các lễ vật cần thiết. Phần còn lại tùy thuộc vào tấm lòng của gia đình, không nên bày ra nhiều thứ tốn kém.

Những việc nên làm trong ngày đi tảo mộ cuối năm

Chuẩn bị lễ vật cúng thần linh

Nghĩa trang thường thờ thêm thần linh, thổ địa riêng. Bạn sắm thêm một vài lễ vật để xin phép các vị thần cai quan. Mâm cúng tảo mộ thường có những món sau: 

  • Con gà hoặc khoanh giò, thịt luộc
  • Bánh chưng hoặc xôi
  • Nước, rượu trắng, gạo muối
  • Bao thuốc, chè, oản đỏ
  • Quần áo và mũ, hia dành cho quan thần linh
  • Trầu cau, đinh vàng hoa, lễ vàng tiền
  • 9 bông hồng đỏ và dĩa trái cây

Tùy vào phong tục địa phương để có sự thay đổi thích hợp. Những lễ vật này không bắt buộc, dựa trên lòng thành tâm của con cháu là cốt yếu. Không nên bày vẽ ra mâm cúng to, sang trọng quá. Thay vào đó, mọi thứ nên thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ và nghiêm trang để bậc bề trên dễ bề phù hộ.

Sau khi chuẩn bị xong đồ lễ, con cháu kính cẩn, xin phép thần linh và làm lễ mời gia tiên về nhà ăn Tết cùng gia đình.

Soạn sẵn bài văn khấn tạ mộ dâng lên thần linh, gia tiên

Văn khấn là thứ không thể thiếu trong ngày tảo mộ cuối năm. Đó vừa là lời cảm tạ đến các vị thần, cũng là lời gọi mời người đã khuất về chung vui cùng gia đình trong dịp Tết đến xuân về. Trước khi đi ra nghĩa trang, gia chủ cần soạn sẵn bài văn khấn ra giấy để cầm đọc, chia thành 2 bài riêng biệt. Một bài đọc trong lễ cúng thần linh, một bài đọc trong lễ cúng gia tiên. 

Hiện nay có rất nhiều bài cúng trên mạng để bạn tham khảo. Nhìn chung, các bài đều khá giống nhau và chỉ có sự thay đổi đôi chút. Hoặc gia đình có thể nhờ thầy phong thủy soạn bài riêng cho dòng họ. Người đọc là người lớn tuổi nhất hoặc chức cao trong dòng họ. 

Những điều cần chú ý trong ngày tảo mộ

  • Mâm cúng thần linh và gia tiên đặt ở hai nơi khác nhau. Nếu nghĩa trang có nơi thờ thần linh, thổ địa thì đặt chung ở đó rồi làm nghi lễ cúng. Còn mâm cúng gia tiên đặt ở trung tâm khu nghĩa trang của dòng họ hoặc trước bàn thờ chính. 
  • Không nên mua quá nhiều vàng mã. Nếu gia đình mua quần áo, bộ lễ vàng mã thì nên mua có mức độ. Vừa thể hiện tấm lòng vừa đảm bảo an toàn và không gây ô nhiễm môi trường.
  • Mọi người đi tảo mộ cần lưu tâm đến tất cả các cụ trong dòng họ. Chứ không chỉ những người gần đời của ông bà, cha mẹ mình. Lúc thắp hương phải thắp đều cho các ngôi mộ bên cạnh. Ngay cả mộ vô chủ cũng nên thắp lên một nén hương.
  • Chú ý thời gian đi tảo mộ không quá sớm (lúc sương đêm chưa tan hết) hoặc chiều tối muộn. Đó là những thời điểm âm khí nặng, không tốt cho sức khỏe, nhất người có thể trạng yếu hoặc trẻ em, phụ nữ.
  • Tuyệt đối không được giẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng.
  • Khi kết thúc lễ tảo mộ và trở về nhà, mọi người nên tắm nước gừng hoặc hơ lửa để loại bỏ âm khí bám vào người, quần áo. Một số trường hợp người có trường khí yếu đã ốm đau, mệt mỏi sau khi đi từ nghĩa trang về.
  • Tùy vào điều kiện thời tiết và sức khỏe để xác định rõ ngày giờ đi tảo mộ. Tốt nhất nên chọn ngày ấm áp, lạnh ráo, không được đi ngày mưa gió kèm sấm chớp.
  • Dẫn theo trẻ em trên 10 tuổi đi tạ mộ. Trước là để biết rõ phần mộ tổ tiên, sau để trẻ tập kính trọng, hiếu lễ
  • Phụ nữ đang mang thai, đến kỳ “đèn đỏ” thì không nên đi ra nghĩa trang.
  • Không nên thừa hưởng đồ đã cúng tại nghĩa trang. Việc này dễ làm bạn lạnh bụng. Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng và có phần không tốt về mặt tâm linh.
  • Không nô đùa hoặc ngồi lên mộ; không tập thể dục hoặc ngồi thiền tại nghĩa trang dễ bị uế khí xâm nhập vào cơ thể.
  • Quét dọn, làm sạch cỏ và sửa sang phần mộ cho người thân sạch đẹp.

Việc cần làm trước khi đi tảo mộ cuối năm

Trước khi đi ra nghĩa trang để tảo mộ, chủ nhà nên thắp hương báo cáo tôn thần và gia tiên. Trường hợp chưa bao sái bàn thờ thì nên làm rồi mới đi. Đó là thủ tục làm sạch không gian thờ cúng trong nhà. Các bước thực hiện rất đơn giản, chỉ cần khăn sạch, rượu trắng và nước thơm để dọn đồ trên bàn thờ. 

Ngoài ra cần chọn ngày giờ tốt, thắp hương xin phép tiên tổ. Vào ngày này, mọi nhà cũng tiến hành rút hoặc tỉa bớt chân nhang để bàn thờ thêm sạch sẽ và an toàn hơn. Hóa toàn bộ chân nhang đã rút và đem tro rắc thả trôi sông. Khi đã kết thúc công đoạn thì bạn đừng quên đặt lại bát hương về vị trí cũ. Trong nhà nên cử người đại diện như người đứng đầu gia đình, trưởng họ, cháu đích tôn,…Trường hợp ít người quá thì chọn trụ cột gia đình, người lớn tuổi đi thay.

Sau khi đi tảo mộ về, trưa hoặc chiều hôm đó gia đình làm thêm mâm cơm để mời bậc bề trên về chung vui. Với nhiều nhà, bữa cơm này cũng tựa như bữa cơm tất niên, các thành viên sum vầy cùng nhau sau 1 năm làm ăn xa cách. Các thành viên trò chuyện, tâm sự về những điều đã qua. Hi vọng nhiều điều tốt đẹp hơn sẽ đến trong năm mới. Nhất là những người đi làm ăn xa rất trân quý khoảnh khắc này. Tình anh em, họ hàng thêm đoàn kết và gắn bó hơn.

Qua những thông tin trên, bạn có thể biết rõ được thời gian. Cũng như những việc cần làm trong ngày tảo mộ cuối năm. Đây là một nghi thức có từ lâu đời và vẫn được duy trì đến ngày nay. Nói lên sự hòa thuận và luôn nhớ về nguồn cội của người dân Việt Nam. Dù có đi xa đến đâu vẫn luôn hướng về quê nhà, người đã khuất.