Thôi Nôi Bé Trai Cúng Chè Trôi Nước Được Không?

Cúng thôi nôi là một nghi lễ không thể thiếu cho các bé trai để cầu sức khỏe, may mắn. Đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ.

Lễ cúng thôi nôi là nghi lễ cúng khi trẻ vừa tròn 1 năm tuổi tuổi để đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình lớn lên của trẻ. Đây là một nghi lễ mang đậm nét văn hóa của người dân Việt Nam được gìn giữ từ xưa đến nay.

Nguồn gốc của lễ cúng thôi nôi cho bé

Ở thời cha ông ta, khi việc chữa bệnh còn hạn chế, những đứa trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong rất cao. Những đứa trẻ rất dễ chết dù chỉ gặp những bệnh thông thường. Như cảm cúm, ho, hay đau bụng. Bởi dù là những bệnh bình thường nhất, nhưng cũng không có cách chữa hợp lý vì vậy dẫn đến tử vong.

Khi trong nhà có người bị bệnh, thường thì người bệnh sẽ được đưa đến. Các thầy thuốc trong làng mới có cơ hội được cứu chữa. Nhưng không phải ở đâu cũng có thầy thuốc giỏi. Có những nơi ở vùng sâu vùng xa, chỉ có vài người ở thì. Không thể dễ dàng kiếm được một thầy lang. Có những nơi khi người nhà bị bệnh còn mang đến thầy cúng. Đó là một việc làm mê tín dị đoan. 

Vì vậy càng không mang lại hiệu quả, dẫn đến nguy cơ tử vong càng tăng lên. Nếu đứa trẻ nào mạnh khỏe, sống được đến năm 1 tuổi, thì đó coi như một sự may mắn rất lớn. Thế nên sinh ra lễ cúng thôi nôi cho đứa trẻ, tức là lễ cúng tròn 1 năm tuổi. Lễ cúng thôi nôi là một sự kiện quan trọng đối với một đứa trẻ. Vì đó là dấu mốc cho thấy những đứa trẻ đó đã may mắn. Thoát khỏi những rủi ro bệnh tật trong một năm đầu của cuộc đời.

Giai đoạn khó khăn nhất đã trôi qua, và để hi vọng vào những năm tháng sắp cho đứa trẻ. Bố mẹ thường tổ chức cúng đầy năm như một cách ăn mừng vì đứa con của mình. Đã vượt qua cửa ải đầu tiên của cuộc đời.

Sự tích 12 bà mụ dạy trẻ sơ sinh

Nói đến tiệc thôi nôi chúng ta lại không thể không kể đến về sự tích 12 Bà Mụ. 12 Bà mụ là vị thần giúp cho Ngọc Hoàng tạo ra loài người ở hạ giới. Cụ thể đó là 12 bà Mụ chính là người nắn lại cơ thể một cách hoàn chỉnh. Khi nhận được mệnh lệnh của Ngọc Hoàng đầu thai cho một ai đó.

Có người nắn mắt, có người nắn chân tay, có người nắn mặt mũi, có người tạo ra tiếng nói, có người dạy trẻ biết khóc biết cười. Không chỉ dân tộc Việt Nam ta mới có tục lệ cúng Mụ. Mà ở một số nước châu Á khác cũng có phong tục này.

Lễ cúng mụ cho bé được tổ chức khi nào?

Lễ cúng thôi nôi cúng Mụ thường được tổ chức vào những thời điểm như khi đứa trẻ mới sinh. Được 3 ngày (ngày đầy cữ) khi trẻ tròn 1 tháng, 100 ngày (ngày đầy tuổi tôi) và 12 tháng (hay ngày thôi nôi).

Hay ở đất nước ta, mỗi dân tộc khác nhau lại có một cách cúng mụ khác nhau.

Ví dụ dân tộc Dao thường làm lễ cúng Mụ khi đứa trẻ được 3 ngày. Do có quan niệm rằng động Đào Hoa Lâm Châu. Chính là nơi các Bà Mụ trú ngụ nên người Dao thường lập đàn cúng ở động này. Tiệc cúng Mụ để tạ ơn và cầu xin ban cho đứa trẻ lớn lên. Một cách tốt lành, bình an, nhận được nhiều sự may mắn.

Theo quan niệm đó, Bà Mụ chính là người mang đứa trẻ đến với gia đình. Có công lớn trong việc tạo ra một đứa trẻ. Vậy nên vào dịp đầy năm cho trẻ, người ta thường làm một mâm cúng. Để tạ ơn Bà Mụ, bên cạnh đó cũng là dịp để gia đình cầu xin các Bà Mụ. Ban cho đứa con của mình những điều may mắn và tốt lành nhất.

Vì hai quan niệm như vậy, lễ cúng đầy năm cho trẻ ngoài những mâm cơm chiêu đãi khách khứa. Gia chủ cần chuẩn bị thêm một mâm lễ vật cúng tạ ơn 12 Bà Mụ.

Thôi nôi bé trai cúng chè trôi nước được không?

Mỗi một vùng miền có những tập tục khác nhau tuy nhiên về cơ bản. Những lễ vật cũng vẫn dễ kiếm tìm và chuẩn bị. Có một điểm lưu ý đó là sự khác nhau của mâm cúng đối với bé trai và bé gái. Có một điểm khác nhau rất cơ bản trong mâm cúng giữa bé trai và bé gái đó là món chè.

Với bé trai thì ta không được dùng bánh trôi nước mà phải dùng chè đậu trắng hoặc chè đậu đỏ. Còn bánh trôi nước thường chỉ dùng cho thôi nôi của bé gái. Vì chè đậu trắng hoặc đậu đỏ biểu trưng cho ý nghĩa đỗ đạt trong học vấn. Thành công trong sự nghiệp sau này. Ước mong cho đứa bé trai sẽ lớn lên khỏe mạnh và thành đạt.

Còn với việc cúng chè trôi nước cho bé gái thể hiện mong muốn cho cuộc đời của bé. Luôn trôi chảy, êm đềm và bình yên. Đặc biệt là chuyện tình duyên sẽ luôn luôn suôn sẻ không có bất kỳ trắc trở nào. Đó chính là lý do mà chè trôi nước luôn xuất hiện trong mâm cúng lễ thôi nôi bé gái.

Mâm cúng thôi nôi cho bé trai đơn giản gồm những lễ vật gì?

Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về mâm cúng thôi nôi cho bé trai. Gia đình cần chuẩn bị những lễ vật sau đây:

  • Đĩa hoa quả
  • Hoa tươi
  • Nhang
  • Gạo, muối
  • Giấy để cúng
  • Trà, nước và rượu
  • Trầu cau
  • Chè đậu trắng
  • Xôi gấc (phía trên in đậu xanh)
  • Gà luộc nguyên con
  • Heo quay
  • Ly rượu, ly nước
  • Chén, thìa, đũa
  • Bộ bốc chọn nghề tương lai cho bé, gồm: thước, sách, vở, bút, trái banh,… 

Ý nghĩa một số lễ vật trong mâm cúng thôi nôi cho bé trai

Ngoài ý nghĩa đặc biệt của món chè đậu trắng, trong mâm cúng thôi nôi cho bé trai. Có những lễ vật vô cùng quan trọng và cũng không kém phần ý nghĩa.

Đĩa ngũ quả cúng thôi nôi bé trai

Không chỉ trong mâm cúng mụ đầy năm mà hầu như trong bất kỳ mâm cúng nào của người Việt. Đều có mâm ngũ quả bởi ý nghĩa về sự đầy đủ, tròn trịa mà mâm ngũ quả mang. Tùy vào từng vùng miền mà mâm ngũ quả sẽ khác nhau.

Cụ thể với mâm ngũ quả ở miền nam, thường sẽ dùng các loại trái cây phổ biến. Như bưởi, dưa hấu, táo, thanh long, mãng cầu, đu đủ. Nên chọn những quả đẹp mắt, có màu sắc tươi tắn, không héo úa. Sắp xếp một cách gọn gàng, khéo léo để tạo mỹ quan cho cả mâm cúng.

Hoa tươi cúng thôi cho bé trai

Những loài hoa luôn là biểu tượng cho sự may mắn cũng như tạo nét hài hòa, thẩm mỹ cho mâm cúng. Chúng ta có thể chọn các loài hoa dễ dàng mua ở chợ như hoa lay ơn, hoa đồng tiền, hoa cúc cho mâm cúng của gia đình mình. Những bông hoa được chọn cần tươi mới, không héo úa, có mùi hương thoang thoảng nhẹ dịu.

Các đồ mặn như gà luộc heo quay cúng thôi nôi

Bất cứ mâm cúng nào của người Việt Nam đều phải có các món mặn như gà luộc hoặc heo quay. Lễ vật này biểu trưng cho sự đầy đủ, sung túc của gia đình và để cầu mong những điều may mắn sẽ đến.

Ý nghĩa của việc cho bé bốc đồ trong tiệc đầy năm

Nghi thức bốc đồ trong tiệc đầy năm là một nghi thức không thể bỏ qua. Không chỉ tiệc thôi nôi ở Việt Nam mà ở một số nước khác như Hàn Quốc cũng có nghi thức này. Sau khi đã hoàn tất nghi lễ cúng, sẽ đến phần cho bé bốc đồ vật.

Các bé được ngẫu nhiên bốc các vật đã được gia đình chuẩn bị sẵn. Nghi thức này được xem như “chọn nghề cho tương”. Mọi người thường quan niệm rằng nếu bé bốc được đồ vật gì. Thì chính đồ vật đó sẽ liên quan đến nghề nghiệp của bé sau này. Đây sẽ là một cái duyên của bé đối với nghề nghiệp đó. Và sau khi bé lựa chọn được món đồ mà bé thích. Mọi người sẽ cùng chúc mừng và tặng quà cho bé.

Vậy những món đồ nào thường được bày ra cho bé và ý nghĩa của chúng là gì? Sau đây là một số món đồ mà các gia đình thường lựa chọn.

  • Trái bóng: Bé có duyên với những nghề nghiệp về thể thao đặc biệt là nghề cầu thủ. Bé có thể trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp và mạnh mẽ. Luôn tràn đầy sức khỏe về tinh thần và thể chất trong cả cuộc đời sau này.
  • Tiền: Đây là một lựa chọn thể hiện bé rất có duyên với các nghề liên quan đến tiền bạc, mua bán như doanh nhân hoặc những nghề về kinh tế như kế toán, nhân viên ngân hàng.
  • Điện thoại: Nếu bé bốc được món đồ này, bé sẽ có duyên với những ngành nghề về thiết bị điện tử máy móc. Bé sẽ có khả năng làm những nghề như kỹ sư, những nghề về sửa chữa.
  • Máy tính: Bé con nhà bạn sẽ làm một người có khả năng tính toán giỏi. Tư duy sáng tạo cao, khả năng suy luận tốt. Những nghề có thể phù hợp với bé như những nghề. Về đầu tư chiến lược, doanh nhân, buôn bán.

Các bước trong nghi lễ cúng thôi nôi cho bé trai

  • Bước 1: Cúng tất cả các bàn thờ khác trong nhà trước khi cúng mụ. Như bàn thờ ông bà tổ tiên, bàn thờ ông công ông táo, …
  • Bước 2: Tiến hành rót trà, rượu, nước, thắp hương ở mâm cúng mụ. Đừng quên việc ghi tên, ngày tháng năm sinh của bé theo lịch âm vào tờ giấy
  • Bước 3: Bố mẹ hoặc những người lớn trong gia đình đọc bài cúng. Đưa bé lại gần, hướng dẫn bé cách chắp tay, vái 3 cái trước mâm cúng.
  • Bước 4: Chờ hương tàn một nửa, bố mẹ tiếp tục rót thêm rượu, nước, trà vào 9 cái ly. Tiếp đó chắp tay lạy 3 lạy xin: “Xin 3 đứa ông và 12 bà mụ, xin tổ tiên, xin các vị thần tiên tại bản làm chứng cho bé để định hướng được nghề nghiệp tương lai”.
  • Bước 5: Cho bé bốc 3 món đồ đầu tiên trong mâm. Sau đó đặt lại món đồ vào lễ. Gia đình, bạn bè cùng chúc mừng và lì xì bé.
  • Bước 6: Chờ khi hương cháy tàn thì hóa vàng (đốt giấy và tiền vàng đã chuẩn bị trên mâm cúng). Sau khi đốt thành tro, dùng rượu, nước và trà rưới quanh đám trợ. Gạo muối đem rải ngoài đường. Những thứ đồ ăn được như xôi, chè thì mang cho hàng xóm với ý nghĩa cùng thụ lọc cho bé.

Mâm cúng thôi nôi cho bé trai là một mâm cúng không quá cầu kỳ để chuẩn bị. Nhưng cần sự thành tâm, sự cẩn thận của gia đình bé. Để không mất nhiều thời gian mà vẫn chuẩn bị được một mâm cúng đầy đủ.

Hãy tham khảo Dịch vụ cung cấp mâm cúng của thương hiệu Dịch Vụ Đồ Cúng. Nơi bạn có thể dễ dàng đặt những mâm cúng đầy đủ, chất lượng và đẹp mắt nhất. Đơn vị cam kết luôn mang tới những dịch vụ tốt nhất với giá cả hợp lý nhất.